Quy định tem truy xuất nguồn gốc xuất khẩu sang Trung Quốc
Hà Nội đặt mục tiêu có 1.000 máy bán hàng tự động vào năm 2020 / “Vận động người Việt dùng hàng Việt” - Cuộc tập trận quan trọng đưa hàng Việt ra thế giới
Để có nhãn mác này, các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải đăng ký để được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và được phía Trung Quốc chấp thuận. Đây là những quy định bắt buộc thực hiện từ đầu năm 2019, tuy nhiên, đã qua gần 4 tháng, những chiếc tem này vẫn còn khá mới mẻ, mơ hồ ở một số vùng trồng các cây ăn quả vốn hàng năm vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc khá nhiều.
Tại vùng vải Thanh Hà, Hải Dương nổi tiếng, khi được hỏi về việc phải đăng ký mã số vùng trồng mới được xuất vải sang Trung Quốc, nhiều người trồng vải tỏ ra ngạc nhiên.
Ảnh minh họa.
Theo những chủ vườn ở đây, bao năm nay, họ thường mang vải bán cho thương lái Trung Quốc, cứ vải đẹp không sâu đầu là bán được giá. Không phải ai cũng hiểu rằng từ năm nay, muốn bán hàng, quả vải của họ phải nằm trong vùng được đánh mã số xuất khẩu sang Trung Quốc, phải được đóng gói ở cơ sở mà phía Trung Quốc đã chấp thuận. Chỉ cần thiếu 1 trong 2 điều kiện trên, vải có đẹp mã đến mấy cũng sẽ không xuất được.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay, cả nước có khoảng 22 tỉnh, thành chưa có mã số vùng trồng; 33 tỉnh, thành chưa có mã số cơ sở đóng gói nào được cấp để xuất khẩu các loại trái cây sang Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do các địa phương trên chưa nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc cấp mã số.
Hiện nay, có khoảng 1.200 mã số vùng trồng cho 8 loại trái cây cùng 608 mã số cơ sở đóng gói có đủ điều kiện được phép xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc, còn lại sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo