Hiệp định CPTPP

Quy tắc xuất xứ trong CPTPP khác FTA trước đây thế nào?

Ông Vũ Hùng Thịnh, Bộ Công Thương khẳng định so với các FTA khác quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có nhiều điểm mới.

Canada: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt nhập khẩu đậu nành / Phát triển xuất khẩu nông sản chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT về việc quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác và Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nhiều điểm mới khác biệt

Ông Vũ Hùng Thịnh, Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương khẳng định so với các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và tham gia, quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có các điểm mới về quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; quy tắc xuất xứ hàng tân trang, hàng tái chế tạo.

Ngoài công thức tính hàm lượng giá trị khu vực RVC gián tiếp và trực tiếp còn có thêm công thức tính RVC theo giá trị tập trung và theo chi phí tịnh áp dụng đối với ô tô và phụ tùng ô tô. Do đặc thù cấu trúc danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng PSR trong CPTPP, Thông tư số 03 nêu rõ 3 danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, đối với xe và các bộ phận, phụ kiện, đối với các mặt hàng còn lại.

Để có thể được tận hưởng các ưu đãi thuế quan trong CPTPP, các doanh nghiệp Việt phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Để có thể được tận hưởng các ưu đãi thuế quan trong CPTPP, các doanh nghiệp Việt phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư số 03 có hiệu lực, các cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ xem xét cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.

“Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu CPTPP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP. Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp”, bà Hiền nói.

Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà sản xuất đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 - 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra với doanh nghiệp Việt khi thực hiện các yêu cầu trong xuất xứ hàng hóa.

Dẫn chứng cụ thể, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, CPTPP cho biết, quy định xuất xứ từ sợi của CPTPP đã đánh đúng vào điểm nghẽn của ngành. Với lợi thế ưu đãi thuế quên của CPTPP, các đối thủ cạnh tranh sẽ hỗ trợ công nghiệp dệt may của họ. Một số nước xuất khẩu dệt may mới nổi như Campuchia, Myanmar, Lào cũng được hưởng thuế 0% từ EU.

“Vì vậy, nhiều nước sẽ sử dụng cơ chế phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất nội địa”, ông Cẩm nói.

Vì vậy, để tận dụng lợi thế của CPTPP, ông Cẩm cho rằng đầu tiên, các doanh nghiệp phải hiểu về CPTPP, nắm kỹ thông tin về ngành dệt may, từ đó, biết chúng ta là ai, có thế mạnh gì và thị trường trong CPTPP có đặc điểm gì để đánh đúng thị trường.

Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh nhận định: Đối với các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định CPTPP, để được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đảm bảo về xuất xứ hàng hóa. Nhằm thực hiện tốt vấn đề này, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên tìm hiểu, nắm rõ thông tin về quy tắc xuất xứ hàng hóa; thực hiện các quá trình đảm bảo về yêu cầu xuất xứ hàng hóa cũng như các hồ sơ, giấy chứng nhận theo quy định của nước nhập khẩu.

CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1 vừa qua, bao gồm 11 nước thành viên sáng lập gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam, ký kết hồi tháng 3.2018 tại Chile.

Hiệp định tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.

Tính toán của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy, CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỉ USD, hơn 4 tỉ USD xuất khẩu, tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035.

Cơ bản giữ nguyên nội dung của hiệp định TPP, nhưng CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.

Với CPTPP, lần đầu tiên Việt Nam cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế; cam kết đối với hoạt động mua sắm công; cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; cam kết về vấn đề môi trường, thương mại điện tử..

1
Theo enternews.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm