Thái Lan chưa sẵn sàng cho CPTPP
EVFTA tạo sức ép lớn cho các nhà bán lẻ Việt Nam / EVFTA: Cú hích tăng trưởng kinh tế sau đại dịch
Truyền thông sở tại cho rằng trong tương lai gần, Thái Lan có thể sẽ né tránh tham gia vào CPTPP, do nước này vẫn thiếu sự chuẩn bị và đồng thuận cần thiết cho thỏathuận thương mại tự do cao cấp.
Cụ thể hơn, nước này cần hiện đại hóahệ thống thuế và ban hành cơ quan lập pháp mới để có thể bắt kịp các quy tắc thương mại toàn cầu. Ngoài ra, nếu không đạt được sự đồng thuận giữa các cơ quan chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự - vốn tồn tại nhiều quan điểm phân cực, thì bất cứ nỗ lực nào của nước này, nhằm tham gia vào quá trình đàm phán CPTPP tại thời điểm này cũng đều vô nghĩa.
Chính phủ của ông Prayut Chan-o-cha vẫn luôn bày tỏ mong muốn mạnh mẽ được gia nhập CPTPP trong năm 2020 với hy vọng Thái Lan có thể đàm phán các điều khoản và điều kiện khác với các thành viên CPTPP càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hy vọng đó đã “tan thành mây khói” khi nước này không nộp đơn gia nhập trong cuộc họp ngày 5/8 của Ủy ban CPTPP tại Mexico.
Bộ Thương mại Thái Lan trong hai năm qua đã luôn nhắc đi nhắc lại việc tham gia CPTPP là điều bắt buộc nếu nước này muốn cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế, vì Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế của Thái Lan cũng như tạo ra các cơ hội thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Bên cạnh đó, trước những thiệt hại do Covid-19 gây ra và những tác động lâu dài của nó, CPTPP có thể là một trong những biện pháp “chữa trị” hiệu quả nền kinh tế của nước này.
Để tìm kiếm sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan, Chính phủ Thái Lan vào tháng 5 đã chấp thuận để Quốc hội nước này thành lập ba tiểu ban, nhằm nghiên cứu chi phí và những lợi ích liên quan đến các lĩnh vực như nông nghiệp và hạt giống; kinh tế, thương mại và đầu tư; y tế công cộng khi nước này tham gia CPTPP.
Trên thực tế, ba tiểu ban này đã phải nộp báo cáo nghiên cứu vào tháng 7, tuy nhiên họ đã yêu cầu gia hạn thêm 60 ngày cho tới đầu tháng 9. Và sẽ có rất ít khả năng ba tiểu ban trên sẽ đưa ra được bất kỳ khuyến nghị nào liên quan tới việc liệu Thái Lan có nên tham gia CPTPP hay không. Nhiệm vụ của các tiểu ban này sẽ tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn đối với tương lai nền kinh tế của đất nước khi tham gia vào CPTPP. Mỗi tiểu ban đã xác định những điểm chung và khác biệt, và việc hình thành một sự đồng thuận trên diện rộng có vẻ vẫn là một yêu cầu xa tầm với.
Đối với tiểu ban nghiên cứu về nông nghiệp và hạt giống, mối quan tâm chính của họ là tất cả thông tin liên quan tới bảo vệ các loài thực vật, bao gồm cả lúa gạo. Theo đó, Chính phủ Thái Lan, khu vực tư nhân và nông dân muốn bảo đảm rằng, họ có thể bảo vệ được các giống cây trồng của nước này. Chủ đề được thảo luận nhiều nhất là các điều khoản về sở hữu trí tuệ theo Công ước Quốc tế về Bảo hộ Giống cây trồng mới (UPOV1991).
Cụ thể hơn, Công ước trên cấm nông dân tích trữ và tái sử dụng hạt giống thực vật đã được cấp bằng sáng chế. Tại Thái Lan, Đạo luật bảo vệ Thực vật B.E 2542 (1999) cho phép cấp bằng sáng chế cho các loài thực vật tại nước này. Nếu Thái Lan quyết định tham gia CPTPP, cần có những sửa đổi trên diện rộng, như thời hạn bảo hộ bằng sáng chế và quyền của nông dân Thái Lan được sử dụng hạt giống của họ để trồng trọt. Hiện tại, nông dân nước này có thể lưu trữ hạt giống nhưng chỉ với mục đích phi thương mại.
Mối quan tâm cũng được đặt ra về các điều khoản UPOV, bằng sáng chế dược phẩm và ISDS (Giải quyết tranh chấp nhà đầu tư - nhà nước), do các nghiên cứu của Bộ Thương mại Thái Lan đã không xem xét toàn diện việc tự do hóadịch vụ và đầu tư cũng như những tác động đến các lĩnh vực thương mại điện tử, mua sắm công, an ninh và xã hội. Dấu hiệu tồi tệ nhất trong cách tiếp cận của đất nước Đông - Nam Á này đối với việc đàm phán một hiệp định thương mại tự do là sự thiếu hụt thông tin của người dân. Mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm đàm phán các hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhà chức trách Thái Lan vẫn chưa rút được kinh nghiệm rằng sự đồng thuận của người dân cũng là một trong những yếu tố then chốt.
Đối với tiểu ban nghiên cứu về lĩnh vực y tế công cộng, mối quan tâm lớn nhất liên quan đến việc tiếp cận các loại thuốc với giá cả phải chăng. Vấn đề này cũng đã được thảo luận nhiều lần bất cứ khi nào có các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do có liên quan. Khi Thái Lan và Mỹ bắt đầu thảo luận về một thỏa thuận thương mại tự do, chủ đề này là rào cản chính cho những nỗ lực bị thất bại vào năm 2004.
Một nghiên cứu gần đây của Khoa Khoa học Dược phẩm, thuộc Đại học Chulalongkorn cho thấy, nếu trở thành một thành viên của CPTPP, người tiêu dùng Thái Lan sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho thuốc men và điều này sẽ làm tăng thêm sự phụ thuộc của nước này vào thuốc nhập khẩu, đồng thời tạo ra nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất thuốc trong nước.
Các kết quả nghiên cứu về tác động giữa mối liên kết bằng sáng chế của CPTPP và mua sắm của chính phủ Thái Lan đối với thuốc sử dụng trong các bệnh viện Nhà nước trong 30năm qua đã ghi nhận hai vấn đề. Thứ nhất, mối liên kết bằng sáng chế là mối ràng buộc giữa sự chấp thuận của thị trường đối với thuốc gốc và tình trạng bằng sáng chế với nhãn hiệu của nó. Thứ hai, các tác động đến hoạt động đấu thầu thuốc của các bệnh viện Nhà nước.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Dược phẩm Chính phủ Thái Lan, nước này đã sản xuất nhiều loại thuốc gốc và cung cấp thuốc với giá cả phải chăng cho bệnh nhân sau khi bắt đầu cấp phép bắt buộc vào năm 2017. Nó cho phép quốc gia này sử dụng thuốc gốc, rẻ hơn rất nhiều so các nhãn hiệu nhập khẩu.
Trước tình hình đại dịch đang diễn ra, các nhà chức trách bày tỏ lo ngại rằng với tư cách là thành viên CPTPP, nỗ lực chuyển đổi thành Trung tâm Y tế của Thái Lan có thể bị ảnh hưởng. Do đó tiểu bản nghiên cứu về sức khỏecộng đồng cũng đã khuyến nghị nước ngày cần một nghiên cứu toàn diện hơn về vấn đề này khi tham gia vào CPTPP.
Cuối cùng, tiểu ban nghiên cứu về kinh tế, thương mại và đầu tư bày tỏ nhiều lo ngại khi đã xem xét các tác động theo những cách toàn diện và bao quát hơn. Cụ thể, tiểu ban này đã xem xét những ưu và nhược điểm của CPTPP đối với các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Thái Lan và kết luận rằng, nó sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho nước này vì Thái Lan đã có FTA với tất cả các thành viên của CPTPP ngoại trừ Canada và Mexico. Tham gia vào CPTPP, Thái Lan sẽ phải mở cửa thị trường cho tất cả các nước thành viên đối với các sản phẩm nhạy cảm, vốn được bảo lưu trong các FTA khác.
Một trong những bất cập lớn nhất được tiểu ban này xác định là hệ thống thuế hiện hành. Cơ quan Hải quan của nước này cần xem xét các tiêu chí và ưu đãi như một điều kiện tiên quyết và việc này phải được thực hiện trước thời hạn, cho phép các khu vực tư nhân của Thái Lan được hưởng lợi từ những thỏa thuận mới này nếu có quyết định tham gia CPTPP.
Mặc dù vậy, Thái Lan vẫn phải tiếp tục đối mặt với nỗi lo sợ về việc mất lợi thế cạnh tranh trong nước vào tay các nước khác. Tất cả các bên liên quan, bao gồm cả các nhóm xã hội dân sự, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều. Các cuộc đàm phán FTA không phải là một trò chơi có tổng bằng không, chúng là các cuộc đàm phán cho và nhận, tùy thuộc vào các lĩnh vực nhất định mà quốc gia muốn thúc đẩy hoặc đánh đổi. Thái Lan có thể rút ra bài học từ kinh nghiệm của Việt Nam và Malaysia khi những nước này có cùng mối quan tâm trước khi tham gia CPTPP. Cả hai nước đều quyết đoán và chấp nhận rủi ro để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Quan trọng nhất, Thái Lan cần có một chiến dịch phổ biến về CPTPP và tầm quan trọng của việc tham gia vào các FTA, nếu không, tình thế khó xử tương tự sẽ xuất hiện bất cứ khi nào các bên liên quan họp lại và thảo luận về các vấn đề liên quan đến FTA. Phải thừa nhận rằng hiện tại, nhận thức của người dân Thái Lan về tác động của các FTA khác nhau đối với đất nước và sinh kế của chính họ vẫn còn rất hạn chế. Nếu không đánh giá cao hơn chủ nghĩa đa phương và tạo điều kiện cho sự chuẩn bị sẵn sàng trong nước, mọi nỗ lực đàm phán các FTA của Thái Lan sẽ tiếp tục thất bại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo