Hiệp định CPTPP

Trung Quốc có thể gia nhập CPTPP?

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này có thể cân nhắc trở thành một thành viên của Hiệp địnhĐối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, khả năng này là không cao.

Ðột phá mạnh mẽ từ EVFTA / Các FTA thế hệ mới thử thách doanh nghiệp dược

Theo cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ Wendy Cutler, dù quan tâm tới việc gia nhập CPTPP (tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP), Trung Quốc khó có thể gia nhập hiệp định này bởi Bắc Kinh chưa sẵn sàng cho những thay đổi nền kinh tế theo hướng hiệp định yêu cầu.

"Khi nghe Chủ tịch Tập Cận Bình nói về việc cân nhắc đưa Trung Quốc gia nhập CPTPP, tôi đã thấy hoài nghi. Bởi vì khoảng cách từ lời nói tới những thay đổi căn bản cần thiết để gia nhập hiệp định này là rất lớn", bà Wendy Cutler nhận định tại một hội nghị thường niên do SCMP tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 2/12. "Trung Quốc sẽ phải thực hiện một số cải cách về cấu trúc lớn và đưa nền kinh tế đi theo hướng khác hoàn toàn so với hiện tại. Luồng dữ liệu tự do, thực hiện chính sách lao động cởi mở và quy định doanh nghiệp nhà nước... là những lĩnh vực mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt".

Hiệp định CPTPP được ký kết với 11 quốc gia bao gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam - Ảnh: Getty Images.

Hiệp định CPTPP được ký kết với 11 quốc gia bao gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Bà Cutler từng là nhà đàm phán trưởng của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tham gia đàm phán hiệp định TPP dưới thời Tổng thống Barack Obama. Hiện bà là giám đốc điều hành văn phòng tại Washington của Viện Chính sách Xã hội châu Á.

Hiệp định TPP có sự tham gia soạn thảo lớn của Mỹ. Tuy nhiên, ngay sau khi chính thức nhậm chức vào tháng 1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP, trước khi Quốc hội Mỹ có thể biểu quyết về việc này. TPP, sau đó trở thành CPTPP, đã được ký kết với 11 quốc gia còn lại, bao gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.Hiệp định có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, đại diện cho 13,4% GDP toàn cầu và 500 triệu dân.

Tại hội nghị, đề cập đến khả năng Mỹ trở lại hiệp định, bà Cutler cũng như nhiều nhà phân tích cho rằng đây là điều khó xảy ra "một sớm một chiều" khi chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ lên nắm quyền vào tháng tới.

"Trong ngắn hạn, chính quyền của ông Biden ít khả năng sẽ quay lại TPP", bà Cutler nói. "Nằm trong nỗ lực tái liên kết kinh tế với khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhiều khả năng Mỹ sẽ nhanh chóng thúc đẩy cuộc đàm phán quy mô nhỏ hơn trong lĩnh vực khí hậu hoặc chuỗi cung ứng y tế hoặc thương mại số".

 

Đồng quan điểm, Kurt Campbell - nhà ngoại giao cấp cao phụ trách khu vực Đông Á của chính quyền Tổng thống Obama - cũng nhận định khả năng ông Biden đưa Mỹ trở lại hiệp định là rất thấp. "Cả hai đảng chính trị đều vẫn còn e ngại về việc liệu hoạt động thương mại có được thực hiện công bằng theo hiệp định này hay không", Reuters dẫn phát biểu của bà Campbell tại một phiên tảo luận tại Hội đồng Đại Tây Dương diễn ra ngày 2/12.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm