Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu tôm chuyển biến tích cực sang một số nước CPTPP

Xuất khẩu tôm những tháng đầu năm nay đang tiếp tục ảm đạm do ảnh hưởng của tình trạng dư cung trên toàn cầu và một số nguyên nhân khác.

Hiệp định CPTPP: Tổ chức công đoàn phải biến thách thức thành cơ hội / Doanh nghiệp dệt may "gặp khó" vì quy tắc lao động trong CPTPP

Trong bối cảnh đó, xuất khẩu tôm sang một số thị trường quan trọng trong CPTPP lại đang có chuyển biến tích cực.

15-33-22_xk_tom_cptpp
Chế biến tôm xuất khẩu.(Ảnh minh họa)

Theo VASEP, trong 4 tháng đầu năm nay,giá trị xuất khẩu tôm đạt 848,4 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, đều giảm 2 con số.

Trong bối cảnh dư cung trên toàn cầu, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu…, thì những ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do trở nên rất quan trọng với mặt hàng tôm. Với riêng CPTPP, đã tạo nên những tác động tích cực nhất định cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang một số thị trường chủ lực trong khối.

Tác động thấy rõ nhất là ở thị trường Canada. Đây là thị trường đứng thứ 6 của tôm Việt Nam, chiếm 4,4% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.

Trong số 11 nước tham gia CPTPP, Canada là một trong những nước có mức cam kết mở cửa thị trường cao nhất với hàng nghìn dòng thuế hàng hóa nhập khẩu trở về 0%; mức cắt giảm thuế lên tới 95% số dòng thuế, bao trùm 78% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada.

Bên cạnh đó, Canada còn là 1 trong 3 nước thành viên CPTPP mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại song phương. Do đó, CPTPP rõ ràng đã tạo lợi thế lớn hơn cho xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu tôm nói riêng từ Việt Nam tới Canada.

Theo cam kết CPTPP, thuế nhập khẩu các mặt hàng thủysản, trong đó có sản phẩm tôm đông lạnh, tôm chế biến... từ Việt Nam vào Canada đều giảm về 0% ngay sau khi CPTPP có hiệu lực. CPTPP cũng tạo cơ hội lớn hơn cho tôm Việt Nam trên thị trường Canada vì các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia đều không tham gia hiệp định.

Những năm gần đây, Canada tăng cường tiêu thụ tôm nước ấm nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á để thay thế nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm. Việt Nam hiện đứng đầu trong số các nguồn cung tôm vào Canada và chiếm gần 1/3 thị phần tôm nhập khẩu của nước này. Với lợi thế đó, CPTPP sẽ là lực đẩy giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường Canada.

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada đạt 37,6 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2018. Có thể nói, xuất khẩu tôm sang Canada đã có dấu hiệu tăng sau khi CPTPP có hiệu lực đầu năm nay.

Cũng trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt 162,5 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm một phần do nhu cầu giảm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm tốc và đồng yên không ổn định. Tuy nhiên, với mức giảm về giá trị xuất khẩu tôm sang Nhật Bản là thấp hơn nhiều so với 4 thị trường hàng đầu khác (EU, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc).

Trong tháng 2 và 3, xuất khẩu tôm sang Nhật có mức tăng trưởng dương trong khi các thị trường chính khác đều tăng trưởng âm. Vì vậy, có thể nói CPTPP đã có tác động tích cực ít nhiều tới việc xuất khầu tôm Việt Nam sang Nhật Bản. Bởi theo các cam kết của Nhật Bản tại CPTPP, đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam, trong đó có tôm đông lạnh và tôm chế biến được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Xuất khẩu tôm sang các nước CPTPP khác như Úc, Singapore, Chile cũng có những chuyển biến nhất định sau khi CPTPP có hiệu lực. Theo VASEP, kể từ sau khi có hiệu lực, lợi ích của CPTPP đối với xuất khẩu tôm Việt Nam tuy chưa nhiều, nhưng được đánh giá là yếu tố hỗ trợ cần thiết, giúp hoàn thiện những điểm mà các hiệp định song phương, đa phương trước đó chưa có.
Theo nongnghiep.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm