Xuất khẩu vào EU khả quan sau 1 tháng thực thi EVFTA
Tận dụng CPTPP và EVFTA thế nào để vượt qua dịch Covid-19? / Ngành gỗ trên "cao tốc" EVFTA: Hưởng lợi bao nhiêu từ thuế xuất khẩu?
Đơn hàng và giá đều tăng
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, EVFTA tạo cơ hội để hàng hóa Việt Nam hạ giá thành khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các mặt hàng chưa có FTA với EU, nhất là hàng hóa nông sản.
Bộ Công thương cho biết, nước ta có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm thủy sản còn EU lại có nhu cầu lớn các mặt hàng này với giá trị nhập khẩu chiếm 8,4% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm. Điều đó cho thấy, dư địa tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường châu Âu là vô cùng lớn.
Trên thực tế, thống kê của Bộ Công thương cho thấy, sau hơn 1 tháng EVFTA được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU. Điển hình, từ đầu tháng 8 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020. Trong đó mặt hàng tăng tập trung nhiều vào tôm và mực…
Bên cạnh thủy sản, gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan. Bộ Công thương cho biết, trong gần 1 tháng triển khai EVFTA, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho hay đã thấy rõ những tác động tích cực lan tỏa đến ngành gạo xuất khẩu. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80 - 200 USD/tấn, tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.
Đơn cử, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã có lô hàng 3.000 tấn đầu tiên được ký kết với đối tác nhập khẩu Đức sau khi EVFTA có hiệu lực, với hai chủng loại gạo ST20 và Jasmine. Do được hưởng thuế suất bằng 0% nên giá xuất khẩu của hai mặt hàng này cao hơn nhiều so với thời điểm trước. Cụ thể, gạo ST20 được bán với giá trên 1.000 USD/tấn và gạo Jasmine có giá trên 600 USD/tấn; trong khi thời điểm trước đó gạo ST20 chỉ có giá 800 USD/tấn còn Jasmine là 520 USD/tấn.
Có thể thấy, việcxuất khẩumột số sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam sang thị trường EU không chỉ là thành công bước đầu củabản thân doanh nghiệpmà còn đánh dấu mốc sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam chính thức ghi danh trên thị trường quốc tế.
Ngoài mặt hàng thủy sản, gạo thì rau, quả tươi Việt cũngđượcđánh giáđã vàđangrộng cửa vào EUkể từ ngày 1/8 vừa qua.Hiện EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam, với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTAđang tiếp sứcđểgiúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ.
Thêm nữa, mặt hàng cà phê cũng được nhận định có thể gia tăng giá trị vào thị trường EU trong thời gian tới khi được giảm thuế suất từ 15% xuống 0%. Trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi, có cà phê Buôn Ma Thuột. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.
Tiếp tục gỡ vướng để mở rộng cửa vào EU
Mặc dù bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, song theo các chuyên gia, để tận dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nữa những lợi thế từ Hiệp định EVFTA, Việt Nam cần có giải pháp chiến lượcđể nâng cao chất lượnghàng hóa cũng như thay đổi tư duy về phương thức xuất khẩu.
Bàn về câu chuyện này, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) chia sẻ, đa số các mặt hàng xuất khẩu sang EU hiện vẫn chưa đứng trên kệ hàng tại thị trường này bằng chính thương hiệu của mình. Ví như sản phẩm gạo, đa số nhà nhập khẩuchâuÂuchỉđặt hàng các doanh nghiệp nước ta xay xát, khi sangđếncác thị trường này thìlại mang thương hiệu của họ. Thực tế đó đặt ra bài toán hóc búa: Làm thế nào để thoát khỏi "phận" gia côngđể thực sựtận dụng hiệu quả cơ hội từEVFTA?
Lời giải chính là sự thay đổi tư duy của doanh nghiệpcùng với nỗ lựcnâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Doanh nghiệpcần tập trungchú trọng vấnđềchất lượng chứ không nên chạy theo số lượng.Đồng thời, chúng ta cũng cần có quy chuẩn về chất lượng và thương hiệu theo đúng chuẩn quốc tế, bởi chỉ có như vậy hàng Việt mới có thể tiến sâu vào thị trường EU, mở rộng thị phần và xuất khẩu bền vững.
Mặt khác, theo các chuyên gia, khi có sản phẩm chất lượngđểđạt giá trịxuất khẩu cao thìdoanh nghiệp cần biết cách “làm giá” với đối tác nhập khẩu và các nhà xuất khẩu phải đồng lòng, đoàn kết cùng nhau đàm phán giá bán tương xứng với giá trị, chất lượng sản phẩm.
Riêng đối với mặt hàng có triển vọng rất lớn nhưthủy sản, các chuyên gia vàdoanh nghiệp cho rằng, để xuất khẩu tăng trưởng tốt hơn, mở rộngthị phầntại EU, nước ta phải cấp bách gỡ thẻ vàng IUUnhằm mở cánh cửa vào EU cho rất nhiều doanh nghiệp hiện chưa thể xuất khẩu vào thị trường này…
Mặt khác, hiện EU đã cấm sử dụng chất chống ô xi hóa để bảo quản sản phẩm thức ăn thủy sản. Đối với một số sản phẩm có nguồn gốc sinh vật gây bệnh nhất định, EU không cho phép nhập khẩu nhằm tránh việc nhiễm và lây lan sâu bệnh hại cho thực vật và sản phẩm thực vật. Điều kiện này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc với sự hỗ trợ, tạođiều kiệntừ phía cơ quan chức năng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo