Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thực tế hơn
Đa số các đại biểu đã thống nhất như vậy khi đưa ra phương án hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại buổi Tọa đàm "Giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp" do Sở Tư pháp Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tổ chức hôm 16/6 tại Hà Nội;
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVN) khẳng định, Cộng động doanh nghiệp Việt Nam rất biết ơn Đảng và Nhà nước khi đã có nhiều chủ trương, chính sách dành cho doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.
Theo ông Nam, Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và quyết định 585/QĐ-TTg ngày 5/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành danh cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 ra đời là một trong những chính sách vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam còn là cộng đồng rất non trẻ, đại đa số là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chưa thiết lập và duy trì được hệ thống quản trị hiện đại, phòng tránh rủi ro trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của quá trình hội nhập quốc tế, của quá trình tòa cầu hóa...
"Việt Nam đang trong quá công nghiệp hóa hội nhập kinh tế quốc tế chi phối, vì thế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được coi là yếu tố quan trong không thể thiếu giúp các doanh nghiệp VN, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tự tin hội nhập quốc tế", ông Nam nhận định.
Báo cáo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Hà Nội trong thời gian vừa qua và các giải pháp nâng cao trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Phó phòng văn bản pháp quy Sở Tư pháp Hà Nội cho biết: "Đối với thành phố HN, đây là kế hoạch tổng thể xuyên suốt trong 4 năm, căn cứ vào nhu cầu thực trạng hỗ trợ pháp lý DN, qua kế hoạch triển khai, chúng tôi cũng có sự chủ động, có những biện pháp và cách thức triển khai từng năm với từng đối tượng hỗ trợ"
"Qua thực hiện giải pháp đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho DN, cùng với đó là triển khai 4 hình thức: bồi dưỡng kiến thức, giải đáp chính sách pháp luật cho DN, tiếp nhận kiến nghị. Riêng thiết lập website trong nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan thì chúng tôi cũng có định hương kế hoạch và chương trình xây dựng kế hoạch xây dựng hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp", bà Tâm cho biết thêm.
Cũng theo bà Tâm, cần có những cuộc đối thoại trực tiếp giữa những chuyên gia pháp lý, cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp để biết được DN có cần hỗ trợ hay không và chương trình có thiết thực hay ko?.
"Chúng tôi cũng triển khai các hoạt động khác như tiếp nhận kiến nghị của DN về hoàn thiện pháp luật, qua hội thảo tọa đàm cũng kiến nghị tiếp nhận trực tiếp của DN, nhu cầu thực trạng của DN hiện nay như thế nào có giải pháp và cách thức thực hiện, tập trung vào những vấn đề mà DN quan tâm. Qua quá trình triển khai thực hiện có 1 số khó khăn, tại 1 số đơn vị khác có tổng hợp và thấy rằng việc này có nằm trong xu thế chung, qua khó khăn này nhìn thẳng vào để có giải pháp cụ thể", vị đại diện Sở Tư pháp Hà Nội chia sẻ thêm.
Bà Tâm cũng cho biết thêm, Nghị định 66/2008/NĐ-CP quy định về mức chi và triển khai trên thực tiễn có nhiều quy định ở văn bản TƯ bất cập. "Ví dụ như quy định đối tượng hỗ trợ 66 b, Nghị ĐỊnh 66 bao gồm tất cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối tượng thực sự hỗ trợ xứng đáng nhất là DN nhỏ và vừa vì hệ thống quản trị của DN nhỏ và vừa rất non yếu. Hệ thống DN nhỏ và vừa chiếm tới 95% do vậy hoạt động hỗ trợ pháp lý hơi dàn trải, cần tập trung vào nhóm đối tượng nhất định", bà Tâm lý giải.
Về giải pháp thực hiện trong thời gian tới, bà Tâm cho biết, Sở sẽ triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như: Xây dựng và vận hành mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp; Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp; tổ chức diễn đàn, đối thoại với doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó sẽ xây dựng các chương trình, kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Xây dựng, cập nhật, duy trì trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Thực hiện bồi dưỡng theo chuyên đề kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao năng lực dành cho cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp; tọa đàm trao đổi kinh nghiệm áp dụng pháp luật và tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật trong kinh doanh.
Đề ra giải pháp nâng ca hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, ông Trần Minh Sơn - Phó tổ trưởng Tổ thư ký Chương trình 585 (Bộ Tư pháp) cho biết, cần có nhiều trang thông tin cập nhật thường xuyên, trả lời những giải đáp hàng ngày của DN. Hiện, Việt Nam cũng đang hoc hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc, khi mà nhu cầu DN được thúc đẩy và tầm vai trò của DN được nâng cao thì cách thức triển khai hoat động hỗ trợ như vậy là rất hữu ích.
"Để triển khai tốt kế hoạch phải làm sao bảo đảm mục tiêu xây dựng phát triển kinh tế của Thủ đô, không chỉ hỗ trợ triển khai 1 -2 hình thức, giai đoạn 2020 thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động qua trang thông tin điện tử, kết nối tư pháp và phát huy hiệu quả mô hình điểm và có nhiều tỉnh và DN qua đấy học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau", ông Sơn chia sẻ.
Cho ý kiến tham luận tại buổi Tọa đàm, bà Đỗ Thị Mỹ Hạnh - Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, chính sách hỗ trợ pháp lý cho DN đã có nhưng việc triển khai vào thực tế đến nay cũng chưa hiệu quả, hiệu quả kém.
"Việc điểm lại tổ chức triển khai thực hiện như thế nào chỉ là “cầu nối” để DN hiểu hoạt động pháp lý trong lĩnh vực HĐ kinh doanh, phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi chưa thấy được là hỗ trợ phụ vụ cho nhu cầu gì của doanh nghiệp", bà Hạnh nhận định.
Cũng theo bà Hạnh, hiện việc phổ cập kiến thức pháp lý để DN trụ vững phát triển là chưa có. Sắp tới, phải có điều tra doanh nghiệp thuộc Hiệp hội xem khó khăn ở đâu và ngành ngân hàng sẵn sàng tham gia hỗ trợ, trên cơ sở đó, có hướng cụ thể để doanh nghiệp tự tin hoạt động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo