Học sinh bán trú: Nỗi lo quản lý
Nhu cầu cao
Ở các thành phố lớn cũng như các địa phương có điều kiện, đa số phụ huynh đều có chung mong muốn được gửi con học tập cả ngày ở trường. Như thế, nhà trường sẽ thay phụ huynh quản lý giúp con cái, bố mẹ vừa yên tâm làm việc, không phải mất thời gian đưa đón, lo cơm nước buổi trưa. Nhưng quan trọng hơn cả đó là khi được học cả ngày ở trường, con cái của họ được “học nhiều hơn”. Thầy cô có thời gian kèm cặp học sinh học bài tốt hơn.
Chính vì vậy, nhu cầu gửi con học bán trú của phụ huynh có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt tại các thành phố lớn, phụ huynh rất yên tâm “ giao khoán” con cho nhà trường. Tỉ lệ bán trú ở hai thành phố lớn là Hà Nội, và Hồ Chí Minh gần như 100%, từ bậc mầm non đến THCS. Số gia đình đón con về buổi trưa, không tham gia bán trú tại trường chiếm tỉ lệ rất ít ỏi, nhất là bậc học mầm non và tiểu học. Còn với THPT hiện một số trường chưa có điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh.
Chị Phạm Thị Thu Hà ở phố Yên Hòa - Cầu Giấy- Hà Nội chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi đều làm kinh doanh tư nhân, giờ giấc không ổn định, lại không có ông bà ở cùng nên khi con cái đến tuổi đi học đều quyết định chọn trường học có bán trú để gửi con bởi con gái lớn học lớp 10, cậu con trai út đang học lớp 5. Việc đưa đón lũ trẻ đi học họ đều khoán cho bác xe ôm hàng xóm. Còn chuyện cơm nước buổi tối đã có chị giúp việc, vì thế họ yên tâm hơn trong công việc, không còn bận tâm chuyện con cái học hành.”
Với những cặp vợ chồng trẻ, việc gửi con bán trú ở trường rõ ràng là rất cần thiết bởi đa số tốt nghiệp ra trường họ đều bám trụ ở thành phố. Hai bàn tay trắng tạo dựng cơ đồ, con cái sinh ra không được nhờ cậy ông bà nội ngoại trông nom, nhà trường là điểm tựa vững chắc để họ hoàn toàn yên tâm gửi con khi đi làm.
Chị Lê Thủy, trưởng văn phòng đại diện của Tạp chí Cộng sản - Tp.HCM cho biết: “Từ Hà Nội vào đây nhận công tác mới, hai vợ chồng không có ai là người thân làm chỗ dựa nhưng rất may, cu Tý được học ở trường mầm non có bán trú. Học ở trường đông học sinh nhưng yên tâm hơn là để con ở nhà cho osin, lỡ họ mang con mình đi đâu thì sao”.
Còn tại tỉnh thành có điều kiện kinh tế xã hội đang phát triển, nhu cầu bán trú của học sinh cũng rất cao, thường chiếm 80 - 90%. Hiệu trưởng Trường Phổ thông bán trú Trạm Tấu - huyện Nghĩa Lộ - tỉnh Yên Bái Nguyễn Văn Tiến cho biết: “Với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, được học bán trú lại là điều kiện tối ưu hơn cả trong việc huy động học sinh ra lớp, giữ sĩ số và nâng cao chất lượng, giảm bớt vất vả đến trường của học sinh khi đường xá đi lại quá khó khăn bởi địa hình hiểm trở. Đây cũng là chia sẻ của các thầy cô giáo đang gắn bó với sự nghiệp trồng người nơi biên cương, vùng sâu, vùng khó.
Bất cập quản lý
Dẫu biết gửi con học ở trường có tổ chức bán trú là lựa chọn tốt nhất nhưng với các bậc phụ huynh, kể cả phía nhà trường cũng rất lo ngại công tác quản lý thế nào cho tốt. Chị Hoàng Thanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Việt Triều - Đống Đa - Hà Nội cho biết: Từ lúc khai giảng đến khi kết thúc năm học, không có chuyện gì xảy ra lúc đó tôi mới hoàn toàn yên tâm công việc ở trường.
Bởi đây là môi trường toàn các cháu bé, chỉ chút sơ sểnh là ngã, tai nạn thương tích luôn rình rập. Các cô giáo lúc nào cũng để mắt đến học trò nhưng chẳng ai dám khẳng định không có bất trắc xảy ra. Nhất là thời gian gần đây, nhiều tai nạn thương tâm, chỉ chút lơ là hay xử lý không khéo của giáo viên đã ảnh hưởng đến mạng sống của trẻ mầm non.
Không chỉ lo lắng đến việc học, việc chơi, giấc ngủ... mà an toàn thực phẩm hàng ngày dành cho học sinh cũng được các nhà trường bán trú quan tâm đặc biệt. Hiệu trường Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, NGƯT Nguyễn Thị Hiền nhấn mạnh: “Toàn bộ thực phẩm của trường nuôi ăn cho hơn 3000 học sinh đều mua có nguồn gốc rõ ràng, có cam kết của nhà cung cấp. Thức ăn của học sinh bao giờ cũng được lưu mẫu. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra thực phẩm từ phía nhà bếp”.
Bên cạnh việc quản lý chặt học sinh bán trú tại trường, cũng rất cần sự quan tâm của chính các bậc phụ huynh. Việc phụ huynh “khoán gọn” con cái cả ngày ở trường cho thầy cô là một gánh nặng. Thế nhưng, nhiều bố mẹ vô tình lại gây thêm phiền toái cho thầy cô trong việc quản lý học sinh bán trú.
Cô Vũ Thị Khương, giáo viên chủ nhiệm lớp 7c Trường THCS Lê Quý Đôn – Hà Nội cho hay: Công việc quản lý học sinh bán trú rất vất vả, nhiều hôm đợi học sinh say giấc ngủ trưa các thầy cô giáo chủ nhiệm mới dám rời trường.
Bên cạnh đó, do gia đình có điều kiện, nhiều phụ huynh thường có thói quen cho con tiền tiêu ở trường mà không lường trước các tình huống phát sinh. Có tiền trong túi, nhiều khi con trẻ mua kem, mua kẹo... không đảm bảo chất lượng về ăn, bị ngộ độc. Có học sinh tinh ranh cho bạn vay nặng lãi.
Đặc biệt, ở lứa tuổi dậy thì, tính nết thất thường, trẻ yêu sớm nên giáo viên phải tinh ý trong quản lý, vừa cương, vừa nhu. Cũng có trường hợp học sinh trường khác, bác bảo vệ một chút lơ là, học sinh bán trú tranh thủ ăn nhanh cơm trưa thật nhanh để có thời gian, trốn giáo viên bán trú, sang cổng trường bên mua truyện về đọc.
Nhiều thầy cô giáo tham gia quản lý học sinh bán trú đều có chung tâm sự lo lắng, chỉ sợ một phút lơ là xảy ra chuyện... Chính bởi vậy mà tâm lý giáo viên cũng không được thoải mái.
Việc quản lý học sinh bán trú ở trường tưởng dễ mà lại khó. Muốn quản lý tốt hơn học sinh bán trú, cần sự quan tâm của thầy cô, nhà trường và của phụ huynh cũng như ý thức tự giác của chính các em.
Minh Tâm ( theo GD & TD )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất