Khám phá

Intel gia nhập siêu thị trường 14 nghìn tỷ USD của Cisco

John Chambers, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Hệ thống Cisco, khẳng định rằng ngành công nghiệp công nghệ cao đang bước vào giai đoạn bùng nổ với thị trường mới - Internet of Things. Đây là một thị trường đầy tiềm năng với doanh thu ước tính lên tới 14 nghìn tỷ USD.

 Mục tiêu của Internet of Things (IoT) tập hợp tất cả các thiết bị trong cuộc sống như ô tô, điều hòa, hệ thống sưởi, đồ dùng gia đình với một vi mạch được kết nối với Internet.

Các ứng dụng mới này không chỉ hướng tới người tiêu dùng thông thường, mà nó còn nhắm tới nhóm đối tượng là các doanh nghiệp bằng việc chẩn đoán một vấn đề trước chuyển tới các kỹ thuật viên để xử lý nhằm đảm bảo “đúng người, đúng vấn đề”.

Cisco đang bận rộn với việc phát triển thiết bị kết nối trong mạng lưới để tập hợp các thiết bị có thể tương tác với nhau thông qua Internet. Cisco coi IoT là một thị trường đầy tiềm năng trong kế hoạch phát triển công ty trong tương lai.

Intel đang cố gắng gia nhập thị trường này bằng việc thiết kế các sản phẩm số hóa thông minh. Cũng trong ngày 8/10, Intel công bố một chip Atom năng lượng thấp mới, trước đây có tên mã là "Bay Trail-I", cùng với phần mềm bảo mật mới của McAfee và phần mềm viết ứng dụng mới của nhóm Wind River. (Bay Trail cũng là chip mới nhất của Intel trên các thiết bị di động như máy tính bảng).

Các công ty có thể sử dụng các sản phẩm mới của Intel được xây dựng trên nền tảng các sản phẩm IoT mới.

Nhà sản xuất điều hòa không khí Daikin Applied đang sử dụng các sản phẩm mới của Intel để kết nối các thiết bị xử lý không khí đặt trên mái với Internet. Điều này sẽ giúp Daikin sửa chữa và thu thập dữ liệu về các thiết bị này một cách dễ dàng.

Trước đó, vào tháng 2, Intel đã đầu tư 6,5 triệu USD vào mạng điều khiển bằng phần mềm thế hệ mới (SDN) của Big Switch Network. Trong tháng 7, Intel cũng đã quyết định dành 10 tỷ USD để nghiên cứu phát triển và sản xuất chip ở Israel.

 

Internet of Things là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết cũng như chỉ sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc được kết nối. Cụm từ này được đưa ra bởi Kevin Ashton vào năm 1999. Ông là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho RFID (một phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) cũng như một số loại cảm biến khác.

 

IoT có ứng dụng trong mọi lĩnh vực như:

 

  • - Quản lí chất thải
  • - Quản lí và lập kế hoạch quản lí đô thị
  • - Quản lí môi trường
  • - Phản hồi trong các tình huống khẩn cấp
  • - Mua sắm thông minh
  • - Quản lí các thiết bị cá nhân
  • - Đồng hồ đo thông minh
  • - Tự động hóa thiết bị gia đình

D

Dương Hương
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo