Internet đang giết chết sự tiến bộ của con người?
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Internet có những ảnh hưởng tiêu cực đối với người sử dụng khi chúng ta quá phụ thuộc vào nó, giảm khả năng sáng tạo và hạn chế sự phát triển của bản thân.
Vậy Internet khiến chúng ta thay đổi như thế nào, nó có những hệ lụy gì đối với sự tiến bộ của loài người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết của Rob May – CEO và cũng là người đồng sáng lập Backupify, giải pháp lưu trữ và khôi phục dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây.
“Khi tôi bắt đầu dự án Backuptify, tôi được cấp vốn đầu tư (mạo hiểm) và bắt đầu hoạt động trong một lĩnh vực cần đến những bộ óc sáng tạo, có chí tiến thủ, đôi khi cũng cần phải đi ngược lại những gì người khác làm và cũng có lúc người khác cho rằng ý tưởng của bạn hơi viển vông, xa rời thực tế. Tuy nhiên, tôi không thành công trong việc tìm kiếm những người cộng sự đáp ứng tốt yêu cầu trên bởi những người tôi gặp đều đọc cùng một blog công nghệ, có cũng nguồn tin, chia nhau cùng ý tưởng về cùng một chủ đề và cũng có cùng những ý tưởng kinh doanh.
Nếu Internet giới hạn khả năng tìm tòi của bạn thì liệu nó có thể hạn chế sự tiến bộ của bạn không?
Tôi tin rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Về cơ bản, tôi ghét phiên bản trực tuyến của các tờ báo bởi chúng chỉ tập trung vào các câu chuyện phổ biến nhất, được nhiều người bình luận nhất. Do đó, khi độc giả truy cập vào một địa chỉ nào đó và chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ đọc những gì người khác đang quan tâm nhất. Điều này khiến những người hoạt động trong mảng truyền thông sẽ chỉ chăm chăm chú ý đến những mảng tin “nóng” và bỏ qua những thông tin hữu ích khác cần thiết cho công việc hàng ngày của họ.
Tôi vẫn thường đọc tờ Nhật báo NewYork cùng nhiều tờ báo khác bởi báo in là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để lướt qua và tìm những thứ quan trọng nhưng chúng lại không mang tính chất giật gân. Khi bạn đọc theo những gì người khác đọc, bạn sẽ rơi vào lối mòn tư duy khi có suy nghĩ giống họ và điều này khiến chính bản thân chúng ta sẽ bị tụt lại trong thế giới cần đến sự sáng tạo.
Ngoài ra, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, Internet đang cổ vũ cho những thứ mang tính chất “cấp kì” hơn là “cấp tiến”. Khi gặp một vấn đề, con người thường có xu hướng chỉ nhìn vào bề nổi của một sự việc và bỏ qua các bước tìm hiểu kĩ vấn đề nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện. Chúng ta đi từ vấn đề này sang vấn đề khác một cách nhanh chóng để rồi khi được yêu cầu giải trình những gì mình biết, mô-típ trả lời của chúng ta thường là “quá dài; không đọc đến” (too long, didn't read). Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả cuốn Tín hiệu và âm thanh (The Signal and The Noise – Nate Silver) rằng một bài viết ngắn không thể phản ánh bản chất bên trong của một vấn đề. Nhưng sự sáng tạo lại đòi hỏi bản chất – khả năng hiểu sâu của một vấn đề nào đó và Internet khuyến khích mọi thứ chỉ dừng ở mức bề nổi và bỏ qua bề sâu.
Có thể bạn không biết nhưng bạn có một bộ não quyết đoán hơn bạn nghĩ. Nếu mọi người bắt đầu đọc về những sự việc giống hệt nhau và những sự việc đó chỉ có tính đơn nhất, không có sự đa dạng thì bộ não của tất cả mọi người sẽ giống hệt nhau khi có cùng cách nghĩ về cùng một thứ. Khi đó, trải nghiệm của con người sẽ chỉ ở mức hữu hạn.
Hãy thử nghĩ xem, nếu hầu hết những người yêu công nghệ chỉ sử dụng sản phẩm của Apple, truy cập ứng dụng Ubers ở khắp mọi nơi, có cùng suy nghĩ trong việc xây dựng và phát triển công ty (theo định hướng của Apple và Google), tham dự đại nhạc hội SXSW (South by Southwest) và chăm chú theo dõi tin tức trên Twitter (có khả năng cập nhập tin nhanh hơn CNN 4 phút) thì thế giới sẽ chỉ có những cỗ máy được lập trình trên cùng một bộ mã và thiếu đi những sản phẩm mới.
Internet đang ăn sâu vào văn hóa của chúng ta, nó đồng hóa tất cả mọi thứ như một và đó là điều tối kị của sự sáng tạo. Nếu bạn thực sự muốn đổi mới, hãy làm điều gì đó khác biệt, thứ gì đó táo bạo và độc đáo. Hãy là một người mở lối đi mới cho mọi thứ và vượt qua mọi sự cản trở. Internet chỉ dành cho những kẻ lười biếng và bạn có nhiều thứ lớn lao hơn để làm.”
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức