Khám phá vương quốc hang động bí ẩn ở Himalaya
Ước tính có tới 10.000 hang động đặc biệt như trên đã được phát hiện ở miền trung và bắc Nepal. Điều đáng ngạc nhiên là, một số hang ăn sâu vào bên trong vách đá ở hẻm núi, trong khi số khác được đào thành hầm từ phía trên xuống.
Hàng ngàn lỗ hổng tạo thành trên vách đá cheo leo và mỏng manh, nằm cách thềm thung lũng tới gần 50 mét khiến người xem có ấn tượng về một lâu đài cát khổng lồ. Cho tới nay, giới khoa học vẫn chưa rõ ai là tác giả của những hang động hàng ngàn năm tuổi này hay họ xây dựng chúng làm gì.
Nhiếp ảnh gia mạo hiểm Cory Richards đã cùng nhà leo núi Pete Athans, chuyên gia khảo cổ học Mark Aldenderfer và một nhóm thám hiểm khai quật di tích còn ẩn giấu của những hang động cổ xưa và xa xôi của vương quốc Mustang.
Nhiếp ảnh gia Richards kể: "Tôi thấy các hang động được khắc tạc vào đá và hiện chúng hoàn toàn không dễ tiếp cận. Khi đi sâu vào bên trong, tôi bắt đầu nhìn thấy ma lực của thứ đang tiếp cận, nền văn hóa và một ngôi làng từ thế kỷ 12 bên dưới các hang động họ từng sống. Các hang động này hiện đã bị lãng quên".
Hiện nay, hầu hết các hang động nơi này đều trống rỗng. Tuy nhiên, các cuộc khảo cổ đã phát hiện những bằng chứng như bếp lò, thùng đựng hạt giống, buồng ngủ, ... ám chỉ nơi đây từng có người sinh sống. Năm 2010, một số chuyên gia cũng đã tìm thấy các hộp sọ, bộ răng, chân tay của người cũng như một số đồ dùng trong tang lễ như quan tài tại đây.
Theo ông Richards, việc trèo vào các "hang động trên trời" này không hề dễ dàng do đá dễ rơi, gây nguy hiểm thực sự cho đoàn thám hiểm. Bản thân nhiếp ảnh gia mạo hiểm này đã bị mất thăng bằng, bị ngã và gãy lưng. Trong một chuyến đi khác tới Mustang, nhà quay phim Lincoln Else cũng từng bị một hòn đá lăn rơi trúng người, gây nứt hộp sọ dài tới 21cm.
Tất cả các khó khăn, trắc trở khiến nhóm thám hiểm tự hỏi, những cư dân của vương quốc Mustang cổ xưa đã trèo vào bên trong các hang động bằng cách nào. Họ vẫn đang cố gắng giải mã bí ẩn của hàng ngàn hang động kỳ lạ, độc nhất vô nhị này.
Nhà khảo cổ Aldenderfer đưa ra giả định rằng, lịch sử của các hang động bao gồm 3 thời kì: Cách đây 3.000 năm, chúng được dùng để làm nơi chôn cất người chết. Cho tới khoảng 1.000 năm về trước, chúng trở thành nơi sinh sống của các gia đình Mustang, do mùa đông ở đây rất ấm áp. Chỉ đến thế kỉ thứ 13, người dân mới bắt đầu di cư vào các làng nghề truyền thống trong thung lũng.
Tát cả các hang động thuộc sở hữu của vương quốc Mustang. Trước đây, vương quốc này nằm trên con đường truyền giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc, nên trở thành một trung tâm Phật giáo lớn với các đền thờ, tu viện tuyệt đẹp. Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của nơi đây kết thúc vào thế kỉ thứ 17. Các vương quốc lân cận dần lớn mạnh và cai trị vùng đất của người Mustang.
Do tọa lạc ở vị trí địa lý tương đối hiểm trở, các “hang động trên trời” cùng vương quốc Mustang đã thực sự bị quên lãng cho tới khi được các nhà thám hiểm “tái phát hiện” vào năm 1981. Vương quốc Mustang hiện được cho là ví dụ bảo tồn tốt nhất của cuộc sống Tây Tạng truyền thống trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi