“Bão mặt trời” góp phần làm đắm tàu Titanic
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trên tàu giải được "bí ẩn cuộc đời" ở tuổi 74 / Khám phá 5 địa điểm du lịch 'hot' nhất Bà Rịa – Vũng Tàu
Theo một nghiên cứu mới đây tại Mỹ, các chuyên gia đã chỉ ra thêm một yếu tố khác, hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con tàu và dẫn đến thảm họa trên. Đó là Mặt trời, hay chính xác hơn là “bão Mặt trời”.
Thủ phạm bất ngờ
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Mila Zinkova - một nhà khí tượng học người Mỹ, vào đêm định mệnh khi tàu Titanic gặp nạn, hiện tượng cực quang đã xuất hiện trên bầu trời Đại Tây Dương.
Đây là hiện tượng diễn ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời với tầng khí quyển bên trên của Trái đất.
Dựa trên những lời kể của các nhân chứng về sự xuất hiện của cực quang vào đêm định mệnh đó, Zinkova cho biết một “cơn bão địa từ” có thể đủ lớn để ảnh hưởng đến việc điều hướng, đồng thời làm gián đoạn liên lạc giữa con tàu đang chìm và các tàu khác trong vùng lân cận - chặn một số cuộc gọi cứu nạn của Titanic và các tin nhắn được gửi đáp lại.
Tuy nhiên, Zinkova cho biết thêm, sự gián đoạn này có thể có tác động ngược - giúp bù đắp sai số ở vị trí phát sóng của Titanic, vô tình dẫn một tàu khác đến đúng vị trí của các thuyền cứu sinh của tàu.
Các tia sáng Mặt trời có thể gây ra thiệt hại đáng kể, nếu ở cường độ đủ cao. Ví dụ, một cơn bão vào năm 1859 – “Sự kiện Carrington” - đã tạo ra các dòng điện như vậy trong các dây điện tín làm các cột điện tóe lửa và các nhân viên điện tín bị giật.
Nếu một sự kiện như vậy xảy ra ngày nay, các chuyên gia tin rằng, nó sẽ gây thiệt hại chưa từng có đối với các thiết bị điện tử và lưới điện trên toàn cầu - với khả năng xảy ra thảm kịch ngang với thảm kịch của tàu Titanic.
Lawrence Beesley, một trong những người may mắn sống sót sau thảm họa Titanic đã mô tả lại việc nhìn thấy cực quang trước thảm họa.
Ông cho biết mình nhìn thấy ánh sáng ấy từ trên thuyền cứu hộ, và ban đầu tưởng rằng nó là ánh bình minh: “Chúng tôi không chắc lắm về thời gian, bởi khi đó chỉ cảm thấy nhẹ nhõm vì bóng đêm xua bớt được phần nào và bắt đầu nhìn được gương mặt của nhau. Nhưng rồi mọi thứ lại chìm trong thất vọng: Ánh sáng ấy mạnh lên trong một khoảng thời gian, rồi đột nhiên yếu dần, rồi lại phát sáng. Cứ như vậy trong nhiều phút”.
James Bisset - sĩ quan trên con tàu RMS Carpathia đến để giải cứu nạn nhân Titanic cũng có ghi nhận tương tự về cực quang trước thời điểm Titanic đâm vào tảng băng khoảng 1 giờ. “Thời tiết êm đềm, biển êm, không có gió. Bầu trời quang mây, và các vì sao đang chiếu sáng. Không có trăng, nhưng cực quang lấp lánh như những tia sáng trăng bắn lên từ chân trời phía Bắc” - James Bisset cho biết.
Lỗi la bàn có thể đã gây ra những ảnh hưởng khác vào đêm mà con tàu gặp sự cố, bà Zinkova nói. Đáp lại tín hiệu cấp cứu của tàu Titanic, RMS Carpathia - tàu hơi nước chở khách tuyến Cunard, đi đến Fiume ở Áo - Hungary (ngày nay là Rijeka, Croatia) – đã nhận không chính xác tọa độ vị trí con tàu bị nạn, cách khoảng 13,5 hải lý (15,5 dặm /25,0 km) so với vị trí thực tế của Titanic.
Tuy nhiên, tàu Carpathia đã thành công trong việc đi thẳng đến các thuyền cứu sinh đang trôi dạt của Titanic - một kỳ tích mà Zinkova cho là lỗi la bàn do bão mặt trời gây ra thuận tiện giúp loại bỏ các tọa độ sai lệch. Ánh sángcực quang cũng có thể có lợi cho hoạt động cứu hộ. Tàu Carpathia đã thành công trong việc giải cứu 705 người sống sót khỏi thảm họa từ 20 thuyền cứu sinh của Titanic.
“Việc rất nhiều người nhìn thấy cực quang khiến tôi tin tưởng rằng đã có một sự kiện thời tiết không gian xảy ra”, nhà vật lý không gian và khí quyển Chris Scott của Đại học Reading, người không tham gia nghiên cứu, nói với tạp chí Hakai.
Ông nói thêm rằng, việc lập mô hình tầng điện ly của Trái đất vào đêm xảy ra thảm họa và mô phỏng các chương trình phát sóng vô tuyến hồi đó được gửi bởi các con tàu trong vùng lân cận của Titanic có thể giúp làm sáng tỏ lý do tại sao một số thông điệp lại gửi được và những thông điệp khác thì không.
Trong khi đó, nhà sử học Titanic, Tim Maltin, nói với tạp chí Hakai rằng, ông đồng ý là có đủ bằng chứng cho thấy một cơn bão mặt trời trùng hợp với thảm họa - nhưng cho rằng nó “không phải là một yếu tố quan trọng” trong vụ chìm tàu.
Titanic chìm như thế nào?
Được đóng bởi các công ty đóng tàu Harland và Wolff có trụ sở tại Belfast từ năm 1909 - 1912, RMS Titanic là con tàu lớn nhất vào thời của nó. Sở hữu và điều hành bởi White Star Line, Titanic chở khách ra khơi trong chuyến đi đầu tiên của nó từ Southampton, dự kiến đến New York vào ngày 10/4/1912.
Con tàu đã thực hiện hai điểm dừng ngắn trên tuyến đường vượt Đại Tây Dương theo lịch trình của nó - một tại cảng Cherbourg của Pháp, một tại Cảng Cork, Ireland, nơi các tàu nhỏ hơn chở hành khách lên và xuống tàu Titanic.
Gần 5 ngày sau khi khởi hành, tàu Titanic va phải một tảng băng trôi vào khoảng 23 giờ 40 giờ địa phương. Vụ va chạm này tạo ra sáu khe hở hẹp ở thân phải của con tàu, được cho là do các đinh tán trên thân tàu bị gãy. Nước tràn vào tàu Titanic nhanh hơn nhiều lần so với thời gian nước được bơm ra. Lỗ thủng thân tàu được cho là quá lớn đối với các vách ngăn kín nước của tàu, nhằm ngăn nước tràn qua các boong dưới có ngăn của tàu.
Sau khoảng hai tiếng rưỡi, con tàu bị vỡ thành hai phần và chìm. Khoảng 1.500 người được cho là đã chết trong thảm kịch, bao gồm khoảng 815 hành khách trên tàu. Thảm họa Titanic đã thúc đẩy việc soạn thảo Công ước An toàn sinh mạng trên biển vào năm 1914, công ước ngày nay vẫn đặt ra các yêu cầu an toàn tối thiểu mà tất cả các tàu phải tuân thủ.
Trong khi phần đuôi của con tàu bị chìm đã bị phá hủy, phần lớn phần mũi tàu - mặc dù bị va đập và hư hỏng - vẫn có thể nhận ra khi xác tàu cuối cùng được phát hiện dưới đáy biển bởi nhà khảo cổ học dưới nước người Mỹ Robert Ballard vào năm 1985.
Kể từ đó, hàng chục cuộc thám hiểm đến xác tàu để quan sát con tàu và thu lượm đồ mĩ nghệ đã được thực hiện. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại hoạt động này đang khiến Titanic phân hủy nhanh hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính