Khám phá

'Bí ẩn' danh tính người phò tá Nguyễn Ánh lên ngôi

Nguyễn Văn Thành là một trong những vị khai quốc công thần triều Nguyễn và cũng là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Ánh lên ngôi.

Sư tử đực rình rập để 'táng' vào mặt báo đốm đang ngủ / Khám phá kinh ngạc về loài chim thích xơi... cá mập

Được giao chức tổng trấn Bắc thành

Nguyễn Văn Thành (1758 - 1817) sinh ngày 13 tháng 11 năm Mậu Dần (1758). Tiên tổ là người Quảng Điền, phủ Thừa Thiên (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế), tằng tổ là Nguyễn Văn Toán chuyển vào trấn Gia Định (nay là TPHCM), tổ là Nguyễn Văn Tính chuyển đến phủ Bình Hòa (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa). Cha là Nguyễn Văn Hiền lại dời vào Gia Định. Nguyễn Văn Thành là một trong những vị khai quốc công thần triều Nguyễn và cũng là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Ánh lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.

Nguyễn Văn Thành được các sử thần triều Nguyễn miêu tả: "Thành trang mạo đẹp đẽ, tính trầm nghị, thích đọc sách, tài võ nghệ...". Triều Nguyễn ra đời, Nguyễn Văn Thành đã được vua Gia Long tin tưởng trọng dụng giao cho chức Tổng trấn Bắc thành, một chức vụ quan trọng của triều Nguyễn đương thời: "Nhâm Tuất, Gia Long năm thứ nhất (1802), mùa thu, tháng 9... bàn đặt chức tổng trấn Bắc thành... Vua dụ bề tôi: ... Duy đất Bắc Hà vừa dẹp yên, dân vật đều mới, mà thành Thăng Long lại là nơi quan trọng của Bắc Hà, cần có trọng thần để trấn giữ mới được".

Triều đình quyết định: "Lấy Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc thành, ban cho sắc ấn, 11 trấn nội ngoại đều lệ thuộc. Phàm những việc cắt bãi quan lại, xử quyết kiện tụng, đều được tùy mà làm rồi sau mới tâu...". Nguyễn Văn Thành được giao chức Tổng trấn Bắc thành với một địa bàn cai quản rộng lớn từ Lạng Sơn đến Ninh Bình, gồm 5 nội trấn và 6 ngoại trấn, có quyền hành rất lớn.

Nguyễn Ánh.

Người hay dâng sớ

Trong thời gian cai quản Bắc thành, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành đã thực thi được nhiều công việc trọng đại trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Ông đã có nhiều kiến nghị lớn đối với việc củng cố và xây dựng thể chế vương triều Nguyễn. Nguyễn Văn Thành đã nhiều lần dâng sớ lên vua Gia Long, có năm ba lần dâng sớ. Những bản tấu sớ công khai hay bí mật đều là những vấn đề liên quan đến tình hình quan lại, cuộc sống của dân chúng ở Bắc Hà. Như bản tấu tháng Giêng năm 1810, nội dung đưa ra những hình thức kịp thời cứu đói cho dân Bắc thành.

Tờ sớ nói: "Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu", sau khi các trấn bị thiên tai, nhân dân càng ngày đói lắm. Xin bàn cách phát chẩn và cho vay để đỡ túng ngặt cho dân, cấm chọn tiền để dân tiêu dùng được dễ". Hoặc bản tấu vào mùa đông tháng 10 với 4 điều: Sung bổ dân chúng không kể nội hay ngoại tịch, khai thác nguồn lợi mỏ đồng Tụ Long, định rõ điều lệ cấm thuế cửa ải, bến đò, tạo thuận tiện cho khách buôn. Xin đổi sổ thường hành ở Thanh Hóa, Nghệ An... Tất cả những bản tấu sớ của Nguyễn Văn Thành dâng lên đều được nhà vua chấp nhận và thường ghi bên dưới bản tấu sớ những câu: "Vua khen phải và nhận", "Vua đều theo lời", "Sớ tâu vào, Vua sai châm chước bàn làm".

(còn nữa)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm