'Bò sắt Hoàng Hà' được khai quật nhiều năm nhưng vẫn nằm phơi nắng bên bờ sông, chuyên gia thú nhận: Chúng tôi không dám!
Nam Kinh phát hiện một lăng mộ của 1 nam, 34 nữ; bên trong cất giữ bảo vật khiến các chuyên gia vừa nhìn thấy liền cảm động cay khóe mắt / Bảo vật 'ngủ quên' trong Tử Cấm Thành: 'Ông trùm' ra giá bằng 10 chiếc Mercedes nhưng vẫn bị từ chối
Trong văn hóa Trung Quốc, trâu bò có một vai trò vô cùng quan trọng. Người Trung Quốc gọi trâu là thủy ngưu, gọi bò là ngưu, trong đó, hình tượng bò xuất hiện đặc biệt nhiều trong văn hóa.
Trong bát quái, bò thuộc về quẻ Khôn, nghĩa là đất đai, là biểu hiện của sự thịnh vượng, no đủ. Do đó, vật đúc hình con bò là một loại linh vật trấn thủy quan trọng ở Trung Quốc cổ xưa.
Vào thời kỳ nhà Đường, năm 725, triều đình cho đúc những con bò bằng sắt đặt ở bên sông Hoàng Hà nhằm ổn định dòng nước. Trải qua bao chiến loạn dâu bể, bò sắt Hoàng Hà dần bị đi vào quên lãng và chìm trong lớp bùn sâu dưới đáy sông.
Vấn đề trị thủy đóng vai trò tồn vong với các triều đại Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Vào những năm 40 của thế kỷ trước, những người dân ở tỉnh Sơn Tây (phía Bắc Trung Quốc) vô tình chạm phải chiếc sừng của bò sắt ở đáy sông, trùng hợp là những con thuyền đi qua đây thường bị thủng đáy, cho nên mọi người đoán rằng nơi đây chính là chỗ những con bò sắt bị chôn vùi.
Tuy nhiên, phải đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi các cán bộ của bảo tàng Vĩnh Tế (thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc) đi khảo sát thực tế và xác định chính xác vị trí của bò sắt, công cuộc khai quật mới được chính thức tiến hành.
Sau khi tiến hành khai quật, các chuyên gia đã vớt được lên những con bò sắt có trọng lượng khoảng 70 tấn, tuy đã bị hoen gỉ theo thời gian song vẫn giữ được những đường nét hoa văn vô cùng khỏe khoắn, sống động. Trung bình mỗi con bò sắt có chiều dài khoảng 3 mét, chiều ngang khoảng 1,3 mét, cao khoảng gần 2 mét.
Bò sắt Hoàng Hà (Ảnh: Kknews)
Những con bò sắt này có giá trị nghiên cứu lịch sử - văn hóa rất lớn. Song, điều kỳ lạ là các chuyên gia đành để cho chúng phơi mưa phơi nắng ngoài trời kể từ khi được khai quật, mà không tìm cách đưa chúng trở về bảo quản và trưng bày tại bảo tàng.
Khi được hỏi về nguyên nhân, các chuyên gia trả lời: "Chúng tôi không dám".
Hóa ra, nguyên nhân đằng sau là bởi vì, những con bò sắt này là những bảo vật độc nhất vô nhị, quá quý hiếm. Trọng lượngtượng lên tới 70 tấn nên nếu trong quá trình vận chuyển dễ xảy ra sai sót, nếu những bảo vật này bị tổn hại thì hậu quả là rất nghiêm trọng, không gì bù đắp được.
Bò sắt Hoàng Hà sau khi được trùng tu (Ảnh: Kknews)
Bởi lý do đó, sau khi cân nhắc, các chuyên gia đành phải dùng đến các biện pháp nâng cao nền đất, chống hoen gỉ và để chúng trưng bày ngay tại nơi được khai quật. Như vậy, dù bò sắt không được bảo quản một cách hoàn hảo nhất (đưa vào lồng kính) nhưng cũng tránh được phần nào việc bị hư hỏng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt