Khối sắt vụn có lai lịch bất thường bỗng dưng trở thành bảo vật quốc gia: Dùng để trấn áp một con quái vật?
Bước vào lăng mộ nàng công chúa 17 tuổi, đội khảo cổ kinh ngạc trước hài cốt nam giới gục cạnh quan tài / Khai quật lăng mộ Bao Công, đội khảo cổ bị ông lão qua đường chặn lại: Dừng tay, đào nhầm rồi!
Vào tháng 9 năm 2018, một vật thể lớn bằng sắt có hình dáng kỳ lạ xuất hiện trong sân của một người dân ở ngoại ô Nam Kinh. Vì không rõ công dụng của đồ vật này nên chủ nhà để đó làm đồ chơi cho lũ trẻ.
Vật thể bằng sắt này dài 1,47 mét, nặng 500 kg, toàn bộ làm bằng sắt nguyên chất, có hình dáng như một chiếc kéo lớn với bốn góc được bo tròn. Hai bên của nó phình ra, phần giữa có hai lỗ tròn và hai lỗ hình bán nguyệt.
Các chuyên gia vội vã đến gặp chủ nhân và hỏi tình hình cụ thể thì được biết nó được tổ tiên của gia đình ông vô tình vớt được khi đang làm việc trên sông Tần Hoài. Vì không biết dùng để làm gì nên đã vứt trong sân, theo thời gian món đồ này bị gỉ sét.
Các nhân viên đã cẩn thận vận chuyển kho báu này về để nghiên cứu. Hóa ra bảo vật này có tên là "Kéo bay" vì tương truyền nó bay từ ngoài trời vào. Chỉ có sáu chiếc được tìm thấy ở Trung Quốc, ba chiếc được tìm thấy ở Hồ Nam và ba chiếc ở Nam Kinh.
Cận cảnh chiếc kéo bay may mắn được tìm thấy (Ảnh: Kknews)
Ba chiếc kéo bay ở Hồ Nam được cất giữ trong tòa nhà Nhạc Dương trên bờ hồ Động Đình. Cách đây 40 năm, ba chiếc kéo cắt bay này nằm trên bãi biển bên cạnh hồ và thường biến mất khi nước hồ dâng cao. Chỉ đến mùa khô khi nước rút đi, người ta mới thấy được một phần của chúng hiện ra.
Mãi đến tháng 5 năm 1980, các nhân viên của Nhạc Dương đã sử dụng ba tời lớn tác động cùng lúc, rồi từ từ di chuyển những chiếc kéo bay này lên cao giúp chúng không bị ngâm trong hồ nước trong thời gian dài, tránh gây hư hại.
Ba chiếc kéo bay ở Nam Kinh được cất giữ trong chùa Sắt, Linh Cốc Tự và đền Đại Báo Ân. Chiếc kéo bay ở Linh Cốc Tự bị một công nhân nhà máy đánh cắp vào nửa đêm vào năm 1975 và bị nấu chảy thành sắt.
Chiếc kéo bay từ chùa Sắt được chuyển đến Bảo tàng Nam Kinh vào năm 1930. Năm 1937, một số người cho biết nó bị người Nhật nấu chảy và chế tạo thành súng, trong khi một số khác nói rằng nó đã được chuyển đến Nhật Bản. Mãi đến 60 năm sau, người ta mới tìm thấy nó một lần nữa dưới gốc cây lớn phía sau thư viện.
Tuy nhiên, sau đó đền Đại Báo Ân đã biến mất, gần 100 năm không có tin tức gì.
Các chuyên gia suy luận rằng những chiếc kéo bay được tìm thấy trong sân của một người dân ở ngoại ô Nam Kinh có thể đến từ đền Đại Báo Ân, nhưng làm thế nào một đồ vật khổng lồ như vậy lại lao xuống sông Tần Hoài thì chưa có ai giải thích được.
Theo ghi chép lịch sử, ngay từ 1.100 năm trước, cuốn "Nhạc Dương Phong Thổ Ngôn" của Phạm Trí Minh đã ghi lại sự tồn tại của chiếc kéo bay, nhưng vào thời điểm đó, tác giả không biết chức năng của chiếc nó là gì. Sách chỉ ghi: "Không rõ công dụng".
Một số người nói rằng kéo bay là báu vật liên quan đến một con rồng. Theo truyền thuyết, có một con rồng trên núi vào thời Đông Ngô. Vì vậy người ta đã làm ra những chiếc kéo bay này để trấn áp con rồng.
Cũng có thông tin cho rằng những chiếc kéo sắt này có tác dụng như một nền móng để cố định chân tháp.Các lỗ trên kéo được sử dụng để cố định với thân tháp.Để các mối nối chắc hơn, chống rung lắc nên người ta đã tạo ra những chiếc đế bằng sắt nguyên chất.
Đây là một trong những lý do tại sao một số tháp sắt đã đứng vững hàng trăm năm và tồn tại qua nhiều trận động đất.
Cho đến nay, chưa có đáp án chính xác về lai lịch cũng như công dụng của những chiếc kéo bay này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử cổ đại của mọi người. "Kim Lăng đệ nhất cơ vật" này là một di tích lịch sử vô cùng quý giá để du khách ngắm nhìn ở Nam Kinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ