Khám phá

"Bóc mẽ" sự thật "tín hiệu người ngoài hành tinh"

Nhà thiên văn học Antonio Paris bóc trần bí mật về tín hiệu người ngoài hành tinh nổi tiếng năm 1977 được giới khoa học Mỹ công bố.

UFO tốc độ cao xuất hiện giữa biển Thái Bình Dương? / UFO bí ẩn bốc cháy hình xoắn ốc trên bầu trời nước Anh

Tín hiệu "Wow!" do sao chổi phát ra?

Mother Nature Network ngày 1/6/2017 dẫn lời ông Antonio Paris, giáo sư thiên văn tại Đại học Saint Petersburg ở Florida, Mỹ, vừa đưa ra giả thuyết mới cho rằng tín hiệu “Wow!” nổi tiếng bắt nguồn từ một sao chổi bay ngang qua chứ không phải do người ngoài hành tinh phát ra.

“Tôi nghĩ ra ý tưởng khi đang lái xe. Tôi tự hỏi liệu một thiên thể di chuyển đủ nhanh có thể là nguồn phát tín hiệu hay không”, ông Paris nhấn mạnh.

Trong bài viết của mình, nhà thiên văn học cho biết, vào thời điểm năm 1977 khi các nhà thiên văn SETI ghi được “tín hiệu Wow!”, có hai sao chổi là 266P/Christensen và 335P/Gibbs bay qua chòm sao Nhân Mã.

Nhà thiên văn học Antonio Paris vừa bóc trần bí mật về tín hiệu người ngoài hành tinh nổi tiếng năm 1977 được giới khoa học Mỹ công bố.

Nhà thiên văn học Antonio Paris vừa bóc trần bí mật về tín hiệu người ngoài hành tinh nổi tiếng năm 1977 được giới khoa học Mỹ công bố.

Theo ông Paris, khi các sao chổi tiến lại đủ gần Mặt Trời, chúng giải phóng rất nhiều hydro. Nhiều khả năng hydro được giải phóng theo cách này sẽ phát ra bước sóng tương tự như tín hiệu “Wow!”.Tuy nhiên khi đó các nhà khoa học không biết về sự tồn tại của các sao chổi này. Cả hai sao chổi này chỉ được con người phát hiện vào năm 2006 và 2008.

Đặc biệt, sao chổi 266P/Christensen bay qua khu vực chòm sao Sagittarius một lần nữa vào ngày 25/1/2017, còn sao chổi P/2008 Y2 (Gibbs) sẽ tiến tới vị trí này vào ngày 7/1/2018.

Để thực hiện các quan sát tương tự, ông Paris đã sử dụng kính thiên văn radio 10 mét, được trang bị hệ thống phân tích quang phổ đặc biệt mà nhà khoa học đã tạo ra để phá hiện bản chất của "tín hiệu ngoài hành tinh”.

Với hệ thống này, nhà thiên văn theo dõi những thay đổi trong tín hiệu cùng tần suất đến từ tất cả các nguồn vũ trụ, và so sánh với các dữ liệu trong hồ sơ của các nhà thiên văn dự án SETI.

Tờ Sputnik dẫn lời nhà khoa học này cho biết, hầu hết các đối tượng này có thể phát ra sóng radio ở tần số 1420 MHz, giống như nguồn của "tín hiệu Wow!", nhưng chỉ có sao chổi 266P/Christensen phát ra các tín hiệu có hình thức chính xác.

Khi ông Paris dời vị trí của kính viễn vọng ra khỏi sao chổi khoảng một độ thì tín hiệu biến mất, và điều tương tự đã xảy ra sau đó khi quan sát các sao chổi khác - P/2013 EW90, P/2016 J1-A và 237P/LINEAR.

“Các kết quả như vậy sẽ cho các nhà thiên văn SETI thấy sao chổi, chứ không phải dấu vết của người ngoài trái đất”, ông Paris nhấn mạnh.

Bóc trần sự thật về người ngoài hành tinh?

Những thông tin từ nhà thiên văn học Antonio Paris được đưa ra ngay sau khi các nhà khoa học thuộc dự án Breakthrough Listen của tổ chức SETI tuyên bố tìm thấy 11 tín hiệu có thể có nguồn gốc từ người ngoài hành tinh sau khi nghiên cứu gần 700 ngôi sao lân cận hồi tháng 4 vừa qua.

Theo ông Andrew Siemion, nhà nghiên cứu ở Trung tâm SETI, cả thế giới đều có thể tiếp cận dữ liệu nghiên cứu này bởi các nhà khoa học trong dự án đã gửi dữ liệu và bài viết đến những tạp chí thiên văn hàng đầu để xuất bản.

Boc me su that
Tổ chức SETI phát hiện 11 tín hiệu vô tuyến có thể đến từ người ngoài hành tinh.

Những lập luận được nhà thiên văn học Paris đưa ra đã phủ nhận toàn bộ các thông tin về việc có dấu hiệu của người ngoài hành tinh.

Tờ New Scientist cũng cho rằng giả thuyết mới của ông Paris có thể là căn cứ để giải đáp nguồn gốc của những tín hiệu không gian trên xuất phát từ sao chổi chứ không phải sản phẩm của người ngoài hành tinh.

Tuy nhiên các nhà thiên văn SETI không tán thành ý kiến của ông Paris. Theo thông tin trên tạp chí Popular Mechanics, những nhà khoa học này cho rằng sao chổi ở quá xa để Paris có thể bắt được tín hiệu bằng cách sử dụng kính viễn vọng nhỏ như vậy.

“Tín hiệu Wow!” chỉ kéo dài một phút, trong khi sao chổi phát ra sóng radio liên tục”, nguồn tin cho hay.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm