Khám phá

"Charlie không mặt": Truyền thuyết đô thị ám ảnh nước Mỹ nhưng thực chất là câu chuyện của bé trai 8 tuổi gặp nạn đến biến dạng ngoại hình

"Charlie không mặt" là một trong những truyền thuyết đô thị nổi tiếng nhất ở Mỹ và sự thật là nó đã dựa trên một câu chuyện có thật về Raymond Robinson.

Xốn xang ngắm chùm ảnh cực hiếm về Trung thu Việt Nam xưa - Phần 1 / Hơn 60 năm mang nỗi đau "không biết đẻ con", sau một cú vấp ngã, cụ bà đi khám mới ngỡ ngàng với kết quả siêu âm hóa giải mọi thắc mắc

Không phải truyền thuyết đô thị nào cũng tồn tại trong lời kể được truyền tai của mọi người. Một vài trong số đó là câu chuyện có thật ngoài đời và được thêm thắt một vài tình tiết để tăng thêm tính bí ẩn và đáng sợ, ví dụ điển hình là "Charlie không mặt".

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1919, một cậu bé có tên là Raymond Robinson đã bị thương nặng và cơ thể biến dạng sau khi vô tình chạm vào dây diện ở khu vực gần nhà cậu ở phía Bắc Pennsylvania, Mỹ. Vụ tai nạn khiến Robinson mất đi 2 mắt, mũi và một bên cánh tay. Từ sau đó, cậu ở lì trong nhà trong suốt quãng đời còn lại, chỉ ra đường vào buổi tối để tránh ánh mắt của mọi người.

Đây là khởi đầu của truyền thuyết đô thị "Charlie không mặt" hay còn được biết đến là Người Xanh. Các câu chuyện kể lại đã biến Robinson thành một con quái vật hay một linh hồn phát ra ánh sáng xanh, thường đi dạo khắp đường phố tiểu bang Pennsylvania ban đêm để đe dọa và làm hại người vô tội.

"Charlie không mặt": Truyền thuyết đô thị ám ảnh nước Mỹ nhưng thực chất là câu chuyện của bé trai 8 tuổi gặp nạn đến biến dạng ngoại hình - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Câu chuyện bi đát của "Charlie không mặt" ngoài đời thực"

Robinson sống gần cầu Wallace Run, nơi đặt một đường dây điện 22.000 volt kéo dài từ Beaver Falls đến Ellwood City, Pennsylvania. Được biết, cây cầu kia là địa điểm vui chơi yêu thích của lũ trẻ. Năm 1918, Robert Littell đã tử vong trong khi đang chơi cùng các bạn trên cầu rồi vô tình chạm vào sợi dây điện. 1 năm sau, Robinson cũng gặp phải vụ tai nạn tương tự khi cùng các bạn cố gắng đến gần một tổ chim ở trên cao cây cầu.

Thời điểm đó, Robinson đang leo lên cao để đến gần tổ chim thì vô tình đụng vào dây điện khiến đứa trẻ 8 tuổi lập tức ngã xuống đất và được đưa đến bệnh viện. Vụ tai nạn đã cướp đi đôi mắt, mũi và 1 phần cánh tay từ khuỷu tay trở xuống bàn tay của Robinson.

Một người cháu trai của Robinson sau này kể với phóng viên rằng khi đó, Robinson đang sống cùng mẹ ruột, bố dượng và một vài thành viên khác trong gia đình. Mọi người vẫn cư xử cực kỳ bình thường với Robinson, không ai nói về vụ tai nạn hay diện mạo bị biến dạng của Robinson.

Một vài câu chuyện khác thì cho biết không ai trong gia đình dám nhìn thẳng vào mặt Robinson, thậm chí cậu bé còn không được phép dùng bữa cùng họ. Một nhà sản xuất phim tài liệu nói về Robinson khẳng định cậu bé 8 tuổi đã bị gia đình giấu kín với thế giới bên ngoài.

 

Để thoát khỏi sự cô độc, Robinson bắt đầu ra ngoài đi bộ dọc theo con đường 351. Cậu đi vào ban đêm để tránh sự tò mò và ánh mắt của mọi người xung quanh. Tuy nhiên, mẹ Robinson không hề thích việc con trai mù lòa ra đường một mình suốt hàng giờ đồng hồ vào ban đêm nhưng bà không ngăn cản.

"Charlie không mặt": Truyền thuyết đô thị ám ảnh nước Mỹ nhưng thực chất là câu chuyện của bé trai 8 tuổi gặp nạn đến biến dạng ngoại hình - Ảnh 2.

Robinson thường rời nhà vào khoảng 10 giờ tối đi dạo đến nửa đêm. Có nhiều đêm, Robinson không trở về nhà và những lúc ấy, gia đình sẽ tìm thấy cậu nằm ngất trên cánh đồng vì uống rượu quá nhiều.

Truyền thông đưa tin Robinson đã hồi phục một cách thần kỳ và nói thêm rằng bất chấp những khó khăn đến từ vụ tai nạn, cậu bé vẫn là một người tốt bụng, hài hước. Người cháu kể Robinson dành nhiều thời gian để nghe radio, cắt cỏ trong vườn, chơi giải ô chữ và đi leo núi phía sau nhà. Những người từng ghé thăm Robinson khi cậu ở tuổi thiếu niên mô tả Robinson là một người lịch thiệp, thích vừa uống bia, hút thuốc vừa trò chuyện với người quen.

Tuy nhiên, những lần ra ngoài vào ban đêm của Robinson không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Khi có tin một người với gương mặt biến dạng đi dọc con đường 351 vào buổi tối, không ít những người tò mò đã tìm đến để tận mắt chứng kiến. Một vài người đối xử tồi tệ với Robinson, lừa cậu uống nước tiểu đựng trong ly bia hoặc lao vào đánh đập cậu. Nhiều kẻ khác thì hứa với Robinson sẽ đưa cậu đến quán bar nhưng lại bỏ rơi cậu ở một nơi hoàn toàn xa lạ.

 

Sau một vài chuyện không hay, Robinson bắt đầu trốn gần hàng rào gỗ và chỉ tiếp cận những chiếc xe đi trên đường khi cậu nghe thấy giọng nói của người quen.

Sau này ở tuổi 70, Robinson không thể đi lại trên đường được nữa và buộc phải vào viện dưỡng lão hạt Beaver ở Pennsylvania. Ông sống những năm tháng cuối đời ở đó trước khi qua đời vì nguyên nhân tự nhiên vào ngày 11/6/1985, ở tuổi 74.

"Charlie không mặt": Truyền thuyết đô thị ám ảnh nước Mỹ nhưng thực chất là câu chuyện của bé trai 8 tuổi gặp nạn đến biến dạng ngoại hình - Ảnh 3.

Dị bản của "Charlie không mặt" và Người Xanh

Câu chuyện của Robinson thực chất được kể lại theo nhiều phiên bản. Một trong số đó nói rằng Robinson từng làm việc cho một nhà máy rồi vô tình rơi vào thùng đựng axit khiến anh có khả năng phát sáng - khởi nguồn của biệt danh Người Xanh. Một phiên bản khác nói Robinson bị sét đánh trong khi số khác thì đổ lỗi cho phóng xạ khiến anh bị biến dạng và làn da chuyển sang màu xanh lá.

"Charlie không mặt": Truyền thuyết đô thị ám ảnh nước Mỹ nhưng thực chất là câu chuyện của bé trai 8 tuổi gặp nạn đến biến dạng ngoại hình - Ảnh 4.

Điểm chung của hầu hết các câu chuyện nói rằng Robinson thường đi lang thang vào ban đêm, đuổi bắt các thiếu niên đang đỗ xe trên đường buổi tối và trốn trong những căn nhà bỏ hoang vào ban ngày.

 

Bất chấp việc Robinson được nhận xét là một người tốt bụng, truyền thuyết đô thị về Charlie không mặt và Người Xanh vẫn không ngừng được mọi người truyền tai nhau. Theo những người tin vào truyền thuyết đô thị này, Charlie không mặt có thể lởn vởn tại con đường Big Beaver hoặc được tìm thấy trong đường hầm South Park, khu công nghiệp gần Pittsburgh. Không ít người ở Pennsylvania tin rằng Charlie không mặt là một hồn ma hoặc một sinh vật xấu xa nào đó. Một bộ phận tò mò ưa khám phá cũng tìm mọi cách để gặp được "Charlie không mặt". Họ chạy dọc theo con đường mà ông đã từng đi qua để tìm gặp nhân vật trong truyền thuyết đô thị.

Không ai biết chính xác câu chuyện của "Charlie không mặt" và Người Xanh là gì nhưng cháu của Robinson nói rằng gia đình anh không hề bận tâm đến những biệt danh ấy dù chúng vẫn làm họ buồn lòng.

"Charlie không mặt": Truyền thuyết đô thị ám ảnh nước Mỹ nhưng thực chất là câu chuyện của bé trai 8 tuổi gặp nạn đến biến dạng ngoại hình - Ảnh 5.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm