'Chết khiếp' trước loài cây siêu độc, có thể ăn mòn con người
Không chỉ gây tổn hại nặng nề đến hệ thần kinh, chất độc của loài cây tầm ma Urtica ferox còn có khả năng ăn mòn rất kinh khủng.
Bí ẩn làng chài ma ám ở Hawaii / Giải mã cái chết trong cô quạnh của vợ Kim Dung
Urtica ferox, còn có tên là Ongaonga trong tiếng Maori, đây là một loại cây tầm ma loài đặc hữu của New Zealand. Đôi khi chúng được gọi thẳng là cây tầm ma hoặc Taraonga, Taraongaonga hoặc Okaoka. Không giống các loài cây thân thảo khác trong chi tầm ma Urtica, Urtica ferox là một loại cây bụi thân gỗ lớn.
Các cây tầm ma Urtica ferox có thể phát triển đến một độ cao 3m với các cành nhỏ mọc quanh thân cây. Những chiếc lá có màu xanh nhạt rất mỏng, đặc biệt bề mặt của lá, cành và thân cây được phủ một lớp lông châm chích cứng có thể phát triển lên đến 6mm. Gai trên lá mọc xung quanh viền và mọc ở dọc theo lề giữa tĩnh mạch gân lá.
Những chiếc gai này chính là vũ khí sắc bén khiến nhiều loài động vật và con người bỏ mạng bởi chất độc có chứa trong chúng.
Theo nghiên cứu, độc tố có trong gai của cây tầm ma Urtica ferox là triffydin (hoặc tryfydin). Độc tố này có chứa histamin , serotonin và acetylcholine, các hoạt chất gây kích thích mạnh mẽ đến hệ thống thần kinh đối giao cảm.
Khi bị những chiếc gai tầm ma độc hại Urtica ferox đâm phải, nạn nhân có phản ứng rất đau đớn do bị phát ban, ngứa, viêm da. Chỉ 5 chiếc gai tầm ma Urtica ferox cũng đủ giết chết một con chuột lang. Nếu bị nhiều gai tâm ma Urtica ferox đâm, nạn nhân có thể bị tê liệt vận động, tụt huyết áp, co giật, mờ mắt và lú lẫn.
Cận cảnh những chiếc gai của cây tầm ma Urtica ferox, vũ khí tối thượng của loài thực vật này, chứa chất độc thần kinh có khả năng gây chết người và cũng có tính ăn mòn rất cao cho dù chỉ tiếp xúc thoáng qua.
Ngay cả nếu nạn nhân không chết ngay lập tức và được cứu chữa kịp thời, họ vẫn có khả năng bị thoái hóa các đường dẫn hệ thần kinh, viêm đa dây thần kinh.
Là một loài thực vật có độc tính cao đặc hữu của New Zealand, cây tầm ma Urtica ferox sống ở các khu vực cận nhiệt đới và ôn đới, Urtica ferox rất phổ biến ở đảo Bắc nhưng chỉ giới hạn ở miền Nam. Ở miền Nam nó thường được tìm thấy trên bờ biển phía Tây và trên bán đảo Banks Peninsula.
Mặc dù cây tầm ma Urtica ferox thực sự là một loại cây bụi độc hại, nó cũng đóng một phần quan trọng trong sự phát triển của một loài bướm địa phương, cụ thể là những con bướm đô đốc đỏ (Vanessa gonerilla). Lá của cây tầm ma Urtica ferox là thức ăn ưa thích và cung cấp sự bảo vệ cho ấu trùng bướm đô đốc đỏ.
Ngoài ra, cây tầm ma Urtica ferox cũng được sử dụng trong y học, trị các bệnh như eczema, hoa liễu, lậu. Thậm chí, loài cây này cũng được sử dụng như một loại thực phẩm của người Maori tuy nhiên phải chế biến một cách đặc biệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử
Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên
Cột tin quảng cáo