'Chết khiếp' trước loài cây toàn thân mang kịch độc ở Việt Nam
Loài cây toàn thân mang kịch độc ở Việt Nam được nhắc đến đây là cây trúc đào, một trong những loài cây đẹp nhưng kịch độc.
Những sự thật khủng khiếp không thể ngờ về nọc độc rắn / Hãi hùng cuộc đụng độ giữa những kẻ chuyên nhặt xác thối
Loài cây toàn thân mang kịch độc ở Việt Nam có tên khoa học là Nerium oleander là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh trong họ La bố ma (Apocynaceae) cũng là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium. Trúc đào được trồng rất nhiều ở Việt Nam nhưng ít người biết rằng loài cây trúc đào này toàn thân mang kịch độc.
Trúc đào phát triển tốt trong các khu vực cận nhiệt đới ấm áp, tại Việt Nam và một số nước nhiệt đới khác, nó được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh trong các cảnh quan như công viên và dọc theo ven đường các khu công nghiệp. Nó chịu khô hạn khá tốt và chịu được các trận sương giá không thường xuyên tới -10°C
Có nhiều thông tin nói rằng, trúc đào không chỉ là một loại cây kịch độc mà nó còn là loài cây hút chất độc. Chính vì thế nó được trồng nhiều ở các khu công nghiệp để giảm bớt độc tố. Cũng vì hấp thụ chất độc giống như chất dinh dưỡng mà cây trúc đào càng già, cây càng to lại càng độc hại.
Nhiều người thường chụp ảnh chung cùng với loại cây này mà không biết rằng toàn bộ các bộ phận của cây trúc đào đều chứa nhiều chất độc. Thực tế, trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em.
Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong. Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicosid tim mạch.
Những chất độc này có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây trúc đào nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn ví dụ như vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có tác động tương tự như chất độc thần kinh strychnin.
Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa đều rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần một chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Nguy hiểm hiểm hơn trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi.
Khi trúng độc của cây trúc đào, nạn nhân có thể có triệu chứng đối với cả đường ruột và tim mạch. Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn hay không lẫn máu. Các triệu chứng đường tim mạch bao gồm loạn nhịp tim, lúc nhịp nhanh sau đó lại chậm dưới mức bình thường. Tim có thể đập thất thường và không có dấu hiệu của nhịp cụ thể.
Các tác động do ngộ độc loài cây này cũng có thể tác động tới hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng này có thể bao gồm thờ thẫn, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến ngập máu và thậm chí là hôn mê có thể dẫn tới tử vong. Khi trúng độc ngoài da, nhựa trúc đào có thể gây tấy rát da, sưng, tấy rát nghiêm trọng và các phản ứng dị ứng đặc trưng của viêm da.
Ngộ độc và các phản ứng đối với trúc đào là rất nhanh, đòi hỏi phải có sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong mọi trường hợp phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay đồng thời kích thích gây nôn và rửa ruột là các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử
Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên
Cột tin quảng cáo