'Choáng váng' với khả năng nhịn ăn cực lâu của các loài động vật
21 lần động vật khiến con người phải phì cười: Con vật trong bức ảnh số 10 quá thông minh / 5 loài động vật có đời sống 'mây mưa' bạt mạng và hết mình nhất thế giới tự nhiên
Gấu nước
Gấu nước là loài có thể khiến tất cả sinh vật trên hành tinh ghen tị khi sống ‘khỏe re’ ở những môi trường khắc nghiệt nhất. Gấu nước là loài động vật có thể sống mà không cần thức ăn lâu nhất đến 30 năm.
Gấu nướchayTardigradalà một sinh vật có 8 chân, kích thước trung khoảng 0,5 mm nên chỉ nhìn được dưới kính hiển vi. Gấu nước sinh sản bằng cách đẻ trứng, con non nở ra đã có đầy đủ tế bào của con trưởng thành và sinh trưởng bằng cách phân chia tế bào.
Loài vật nhỏ bé này nổi tiếng nhờ khả năng thích nghi với mọi bề mặt môi trường: núi băng tuyết, đáy biển sâu, cát, đất, đá… trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất: nơi có nhiệt độ không tuyệt đối (-273,15 độ C) đến trên nhiệt độ sôi của nước (100 độ C), độ phóng xạ cao hay áp suất nước lớn. Khi những loài khác không thể tồn tại thì gấu nước vẫn sinh sôi nảy nở.
Một vài thí nghiệm thậm chí cho thấy chúng có thể sống sót khi tiếp xúc với hóa chất độc hại cực cao và cả không gian ngoài Trái đất.
Trước đó, giới khoa học nhận định rằng một loại protein chỉ có trong cơ thể của gấu nước, có tên là Dsup (protein ức chế tổn thương), đã giúp bảo vệ cơ thể chúng không bị tổn hại trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, chưa ai lý giải được phương thức hoạt động của protein này.
Sau rất nhiều năm nghiên cứu, giờ đây các nhà khoa học từ Đại học California San Diego (Mỹ) đã hé mở bí ẩn về khả năng sinh tồn cao của loài vật này.
Sau khi sử dụng phân tích sinh hóa, các nhà khoa học nhận thấy Dsup liên kết với các nhiễm sắc chất (chromatin - là các chuỗi DNA xoắn kép và các protein đặc biệt ở dạng cấu trúc nucleosome), tạo ra một "đám mây bảo vệ" che chắn các tế bào khỏi tác hại của phân tử phản ứng cao gốc hydroxyl. Những phân tử xuất hiện khi tiếp xúc với tia X.
Phát hiện này không chỉ tăng sự hiểu biết về gấu nước mà còn có thể giúp các nhà khoa học tìm ra cách tạo nên các tế bào sống lâu hơn trong điều kiện khắc nghiệt.
Kỳ giông Olm
Olm hay proteus (Proteus anguinus) là một loài kỳ giông dưới nước trong họ Proteidae chính là sinh vật kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Các nhà khoa học từ Vương quốc Anh và Hungary đã phát hiện ra một loài kỳ giông mù dưới nước (Olm) trong một hang động ở Bosnia và Herzegovina. Trong suốt quãng đời dài hơn 100 năm, chúng hầu như không ăn uống, di chuyển hoặc thậm chí là giao phối.
Proteus anguinus, còn được gọi là sa giông mù, kỳ giông mù, là một loài lưỡng cư có chiều dài cơ thể từ 20 đến 30 cm và chiều dài tối đa là 40 cm, là sinh vật duy nhất của họ Proteus anguinus ở Châu Âu và là loài kỳ giông hang động duy nhất ở Châu Âu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy loài kỳ giông hang động này đã giảm các hoạt động sống của mình xuống mức tối thiểu. Hầu hết các cá thể di chuyển dưới 10 mét trong vài năm, và con di chuyển xa nhất chỉ 38 mét, thậm chí có một số cá thể nằm bất động trong nước trong suốt 7 năm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những con vật mù này sống trong bóng tối "Hanadu" ở vùng núi Bosnia và Herzegovina để thoát khỏi sự săn đuổi của những kẻ săn mồi, nhưng đòng thời chính điều này cũng khiến cho chúng gặp rất nhiều khó khăn để kiếm thức ăn và cuối cũng chúng đã lựa chọn tiến hóa theo cách giảm các hoạt động sống của mình xuống mức càng thấp càng tốt.
Cá sấu
Cá sấu là loài săn mồi nguy hiểm, con mồi cảu chúng là nhiều loài động vật như hươu, nai, cá,... và thậm chí cả con người. Một số cá sấu ăn thịt khi mổ dạ dày chúng thì có có nhiều thứ như vòng, bông tai và các trang sức khác của người.
Giữa 2 lần săn mồi, một con cá sấu trưởng thành có thể nhịn ăn từ 3 đến 4 tháng và một số khác có thể nhịn ăn đến 1 năm.
Cá sấu có hiện tượng ngủ hè, ngủ hè tương tự với ngủ đông nhưng khác là ngủ hè giúp chúng vượt qua điều điều kiện khô hạn, nắng nóng chứ không phải vượt qua mùa đông lạnh giá. Trong thời gian này, cá sâu ẩn nấp trong các hang khô và đợi mùa nắng nóng qua đi. Không giống như các loài ngủ đông, khi ngủ hè thân nhiệt cá sâu vẫn ở mức cao vì chúng vẫn sử dụng năng lượng và nước trong trong cơ thể chúng để tồn tại trong thời gian này.
Chó sói
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, con sói phải luôn thực hiện các cuộc săn bắt các động vật khác. Những con sói có thể đi săn cả ngày thậm chí cả tuần nếu chúng không đủ thức ăn. Bản năng sinh tồn đã dạy cho chúng cách săn mồi, nếu một lần săn mồi thành công, chúng có thể sống được vài ngày hoặc vài tuần cho đến bữa ăn tiếp theo. Một bữa ăn điển hình có thể là cừu, nai sừng tấm, bò rừng bizon,...Nhưng cái giá phải trả cho các cuộc săn mồi không phải là nhỏ, đôi khi một con sói có thể bị tấn công bởi những con thú bị săn do đó chúng thích săn những con mồi yếu hoặc bị bệnh hơn.
Nếu chúng không có cơ hội để ăn thường xuyên, chúng chỉ ăn khoảng 1 kg thịt một ngày nhưng khi có nhiều thức ăn, chúng ăn đến 9 kg thịt một ngày vì chúng không biết lúc nào sẽ có bữa ăn tiếp theo.
Ếch Burrows có thể vùi mình trong bùn 1 năm mà không cần thức ăn. Nguồn: BrightSide.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào