'Chùm nho' khai quật từ ngôi chùa cổ thời Bắc Tống ngàn năm không mục nát, chuyên gia tiết lộ sự thật
6 bí ẩn lịch sử lớn nhất thế giới không bao giờ có lời giải / Đám mây cầu vồng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Bắc Cực
Trong quá trình xây dựng ở Định Châu, tỉnh Hà Bắc năm 1969, một công ty điện lực vô tình phát hiện ra một góc địa cung ở phía dưới chùa Tĩnh Chí nằm tại thành phố Định Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ngay sau đó, người quản lý đã nhanh chóng thông báo cho các đơn vị liên quan.
Sau khi nhận được thông báo, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật và được biết, cung điện dưới lòng đất này được xây dựng từ thời Bắc Tống và có lịch sử hàng nghìn năm. Sau khi khai quật, các nhà khảo cổ tìm thấy một số lượng lớn đồ sứ của triều đại Bắc Tống, trong đó, có một chùm nho được làm bằng thủy tinh trông sống động như thật.
Theo Thepaper, địa cung ở chùa Tĩnh Chí nằm ở Thảo Trang Hồ Đồng, khu Tân Lập Nhai, thành phố Định Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Chúng được xây dựng vào năm Thái Bình và Hưng Quốc thứ hai đời Bắc Tống (977). Cung điện dưới lòng đất được phát hiện và khai quật vào năm 1969, nằm hướng về phía Bắc và Tây Nam. Cửa có kiểu vòm gạch. Tường phía Đông dài 2,2 mét, tường phía Tây dài 2,1 mét, tường phía Bắc dài 2,17 mét, tường cao 1,1 mét, tường phía Nam có cửa ra vào, cách phía Đông 0,81 mét và cách tường phía Tây 0,75 m.
Bốn bức tường được vẽ bằng những bức bích họa đầy màu sắc. Trong quá trình dọn dẹp, các nhà khảo cổ đã phát hiện một số lượng lớn di vật văn hóa quý giá, bao gồm hơn 700 món vàng, bạc, đá, sứ, chạm khắc gỗ, thủy tinh, đồ trang trí bằng dây, đồ sắt, vải lụa, v.v. hơn 2.700 đồng xu từ thời Chiến Quốc đến thời Bắc Tống và đồ sứ,... Trong số đó có một chùm "nho" được làm bằng thủy tinh trông rất bắt mắt.
Chùm nho được làm từ thủy tinh có cả hình tròn và hình bầu dục, những quả nho có kích thước khác nhau, vỏ ngoài mỏng, bên trong rỗng. Nho có màu tím đem hoặc đỏ tím, chất liệu thủy tinh không tinh khiết có tạp chất xen lẫn, các hoa văn xoắn ốc màu trắng, và trên bề mặt có những vết rỉ sét màu vàng. Những quả nho được nối lại với nhau bằng một dây kim loại tạo thành hình một chùm nho thực thụ. Thoạt nhìn, nhiều người còn lầm tưởng đây là chùm nho thật.
Theo Bảo tàng thủy tinh Tần Hoàng đảo, đường kính tối đa của chùm nho thủy tinh là 1,82 cm và chiều dài là 2,15 cm; đường kính tối thiểu là 1,3 cm và chiều dài là 1,4 cm. Các chuyên gia đã sử dụng huỳnh quang tia X đồng vị để phân tích chùm nho thủy tinh và phát hiện ra chúng có chứa hàm lượng silicon và chì rất cao, trong khi đó hàm lượng canxi và kali thấp. Quy trình sản xuất nho là phương pháp thổi không khuôn, được cắt từ ống thổi.
Ngoài chùm nho thủy tinh, nhiều đồ dùng khác cũng được làm từ chất liệu thủy tinh được khai quật có từ thời Tống. Điều này có thể tiết lộ sự phát triển của ngành sản xuất thủy tinh vào thời Bắc Tống, trong số đó cũng có một số đồ thủy tinh theo phong cách Hồi giáo, cho thấy sự trao đổi văn hóa giữa các quốc gia, vùng đã diễn ra khá mạnh mẽ từ thời kỳ đó.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ