Khám phá

“Chuột sông băng” bí ẩn chưa có lời giải

Ở một số nơi trên thế giới, bạn có thể tìm thấy những quả bóng rêu xanh tươi sáng rải rác trên sông băng.

Chuyện lạ có thật: Được phép cưới người chết ở Pháp / Chuyện lạ: Em bé chào đời có hai đầu gây "sốc" ở Bangladesh

“Chuột sông băng” bí ẩn chưa có lời giải - 1
Bóng rêu ở Iceland.

Nhiều người hẳn chưa thấy kinh ngạc ban đầu, nhưng điều thực sự gây chú ý là những quả bóng rêu này có thể… di chuyển. Tất cả ở cùng một tốc độ và theo cùng một hướng.

Những quả bóng rêu sông băng thường được gọi là “chuột sông băng”. Mỗi quả bóng giống như một chiếc gối mềm mại. Các tác giả nghiên cứu tin rằng chúng phát triển từ các tạp chất trên bề mặt băng và đại diện cho một hiện tượng tương đối hiếm.

Tim Bartholomaus, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Idaho, nói rằng anh lần đầu tiên tình cờ bắt gặp những con chuột sông băng này vào năm 2006 xung quanh sông băng Root Glacier ở Alaska.

Tuy nhiên, đáng chú ý là những quả bóng rêu này di chuyển trung bình khoảng 1,54 cm mỗi ngày. Sophie Gilbert, một nhà sinh thái học động vật hoang dã tại Đại học Idaho và một trong những đồng tác giả nghiên cứu lưu ý rằng chuyển động là cần thiết cho những quả bóng rêu băng vì toàn bộ bề mặt của quả bóng phải được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Những thứ này thực sự phải lăn xung quanh nếu không thì rêu ở phía dưới sẽ chết, Lau Gilbert nói.

 

Chúng được phát hiện ở Alaska, Iceland, Svalbard và Nam Mỹ. Các nhà khoa học đã biết về chúng từ ít nhất là những năm 1950. Tuy nhiên, mặc dù biết rằng những quả bóng rêu băng bí ẩn này tồn tại, các nhà khoa học vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về chúng.

Một trong những câu hỏi lớn nhất là tại sao những chúng có thể sống ít nhất sáu năm, di chuyển đều đặn như vậy. Một số nhà khoa học tin rằng chìa khóa có thể nằm ở bệ băng, có thể hình thành vì quả bóng bảo vệ lớp băng bên dưới nó và ngăn nó tan nhanh như băng xung quanh. Theo lý thuyết này, quả bóng cuối cùng sẽ rơi ra khỏi bệ băng và lăn đi.

Để cố gắng tìm hiểu sâu hơn, các nhà nghiên cứu đã quyết định theo dõi 30 quả bóng rêu ở Alaska và gắn thẻ mỗi quả bóng bằng một vòng dây nhỏ với các hạt màu.

Họ đã theo dõi vị trí của mỗi quả bóng trong 54 ngày vào năm 2009 và sau đó quay lại để kiểm tra chúng vào năm 2010, 2011 và 2012. Mặc dù các nhà nghiên cứu dự đoán rằng những quả bóng sẽ ở những nơi ngẫu nhiên từ việc lăn ra khỏi bệ băng, nhưng thực tế đã khác. Những quả bóng rêu di chuyển cùng nhau.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích phát hiện kỳ ​​lạ này theo nhiều cách. Đầu tiên, họ nghĩ rằng những quả bóng đã lăn xuống dốc. Sau đó, họ nghĩ gió thổi chúng theo những hướng nhất quán. Nhưng khi họ đo được hướng chủ đạo của gió, điều đó cũng không giải thích được.

 

Và cuối cùng, họ đã xem xét mặt trời làm tan băng và làm cho những quả bóng rêu băng di chuyển, nhưng hướng của bức xạ mặt trời lại không phù hợp với hướng mà những quả bóng đang di chuyển. Các nhà nghiên cứu vẫn không biết tại sao những quả bóng rêu kì lạ di chuyển như vậy.

Và cho đến hiện tại nhưng quả bóng rêu bí ẩn vẫn chưa có lời giải chính xác. Bartholomaus nói rằng anh hy vọng rằng một ngày nào đó, các thế hệ tương lai sẽ có thể đi đến tận cùng của những bí ẩn vĩ đại này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm