'Diện mạo thật' của Càn Long được một họa sĩ nước ngoài khắc họa vô cùng chân thật: Trông rất giống một ngôi sao nổi tiếng
Tại sao các phi hành gia lại sợ hãi khi nhìn vào trái đất? Biết lý do sẽ khiến ai nấy suy ngẫm! / Bí ẩn ghê rợn lý do động vật lại sợ ngỗng? Ở đâu có ngỗng thì không có rắn là vì điều này!
Càn Long là vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời ông cũng là vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất, dung mạo thật của ông trông như thế nào?
Hình ảnh Hoàng đế Càn Long trong phim
Nói đến hình ảnh Hoàng đế Càn Long, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bức tranh minh họa mơ hồ. Tuy nhiên, hình ảnh minh họa trong sách chỉ là phác họa lại do các thế hệ sau vẽ, không phải hình dáng thực của Càn Long. Theo quan điểm lịch sử, trong thời kỳ phong kiến, hoàng đế có quyền lực tối cao, có thể phán quyết chuyện sinh tử của người khác. Diện mạo của hoàng đế cũng là bí mật, ngoại trừ các họa sĩ hoàng cung được vẽ tranh cho hoàng đế vào những dịp cụ thể, không ai khác có tư cách này.
(Ảnh minh họa)
Họa sĩ người Ý Giuseppe Castiglione (1688-1766) còn được biết đến với tên gọi Lang Thế Ninh. Ông tới Trung Quốc truyền giáo vào những năm 1710. Vào năm 1715, vua Khang Hy triệu kiến Lang Thế Ninh. Khi ấy, Khang Hy không tán thành tôn giáo của Lang Thế Ninh nhưng yêu khoa học nghệ thuật nên phái ông làm họa sĩ cung đình. Theo đó, ông phục vụ 3 đời vua triều Thanh: vua Khang Hy, vua Ung Chính và hoàng đế Càn Long.
Trong hơn 50 năm ở Trung Quốc, Giuseppe Castiglione trở thành một trong những họa sĩ cung đình nổi bật nhất lịch sử với nhiều tác phẩm vẽ vua Khang Hy, vua Ung Chính, vua Càn Long và nhiều phi tần trong hậu cung. Ngoài ra, ông cũng vẽ tranh phong cảnh, cảnh binh sĩ nhà Thanh ra trận...
(Ảnh minh họa)
Được biết, sau khi trở thành họa sĩ dưới thời nhà Thanh, Giuseppe Castiglione từng bối rối vì nhận thấy tranh của mình rất khác với tranh Trung Quốc. Dù người ta thấy tranh sơn dầu của ông rất mới lạ nhưng trong thâm tâm, người Trung Quốc vẫn ưa chuộng những bức tranh bằng mực được truyền lại từ thời cha ông. Chẳng hạn như hai vị hoàng đế Khang Hy và Ung Chính lúc đầu thích quan sát tranh của ông, nhưng sau đó lại bỏ qua vì cảm thấy tranh của ông có nội hàm nông cạn.
Kể từ đó, Giuseppe nhận ra rằng ông muốn kết hợp kỹ thuật hội họa Trung Quốc và phương Tây để tạo ra một phong cách hội họa độc đáo của riêng mình.
Vào thời Càn Long, tình hình hoàn toàn khác. Càn Long vừa tròn 24 tuổi khi lên ngôi. Mỗi khi xử lý xong triều đình, ông đều đến xưởng vẽ để xem Giuseppe vẽ tranh. Khi đó, nam hoạ sĩ đã 49 tuổi, khá hiểu rõ nội triều, nhưng lại không biết rõ về hoàng đế.
(Ảnh minh họa)
Càn Long rất tán thưởng tài năng của nam họa sĩ. Sau đó, ông đã triệu Giuseppe Castiglione nhiều lần để vẽ cho mình. Nhưng do những bức tranh này là để lưu lại cho người đời sau về diện mạo của hoàng đế nên đôi khi, những bức tranh này của Castiglione ít nhiều mất đi tính chân thực của nó.
Dù vậy, trong vô vàn bức tranh ông vẽ, vẫn có một tác phẩm duy nhất được vẽ lại vô cùng chân thực, đậm chất chủ nghĩa hiện thực trong các tác phẩm nghệ thuật phương Tây, qua đó mô tả chính xác diện mạo của Hoàng đế Càn Long. Được biết vị họa sĩ này đã bí mật vẽ một bức tranh chân dung vua Càn Long khi trở về nơi ở của mình. Do biết phạm phải vào điều cấm kỵ của triều đình nên Giuseppe Castiglione giấu kín bức tranh chân dung vua Càn Long trong suốt nhiều năm.
Bức chân dung "Hoàng đế Càn Long trong bộ trang phục mùa đông" này đã được Castiglione bí mật vẽ và sử dụng các kỹ thuật hội họa truyền thống của phương Tây để miêu tả diện mạo của Hoàng đế Càn Long dưới dạng tranh sơn dầu.
Trong tranh của Castiglione, Càn Long có khuôn mặt khá gầy gò trông rất anh hùng, bộ ria mép và chiếc mũi móc câu khiến người ta cảm nhận được sự uy nghiêm và độc đoán của vị hoàng đế lừng danh.
Khi nhìn thấy "Hoàng đế Càn Long trong bộ trang phục mùa đông", một số cư dân mạng thốt lên trông Hoàng đế rất giống một diễn viên nổi tiếng đó là Trần Đạo Minh. Một số khác lại phủ nhận cho rằng bức tranh trông giống Cát Ưu, thậm chí là giống Tôn Hải Anh.
Nam diễn viên Trần Đạo Minh được cho là có ngoại hình giống Càn Long. Ông cũng từng đảm nhận nhiều vai diễn Tần Thủy Hoàng hay Phổ Nghi trên màn ảnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ