'Dòng máu' chứa chất độc kinh dị của loài cây khỉ không dám leo: Mù mắt ngay tức khắc!
Kỳ lạ hồ bán nguyệt “lọt thỏm” giữa sa mạc / Bãi biển kỳ lạ nơi du khách đào hố ngâm nước nóng ngay trên bờ
Được coi là một trong những loài thực vật nguy hiểm nhất trên thế giới, cây vông đồng không thích hợp để trồng làm cảnh hoặc che mát. Dẫu vậy, nó vẫn là một loài thực vật thú vị và đáng được tìm hiểu.
Là một trong 5 loài cây độc nhất thế giới, cây vông đồng (danh pháp: Hura crepitans) có độc tố chính chứa trong nhựa cây đỏ như màu máu. Với thân cây đầy gai nhọn, cây vông đồng còn có tên gọi khác là "khỉ không leo".
Quả hình quả bí ngô của Hura crepitans từng được dùng để đựng cát khô mịn dùng để thấm mực trước khi ra đời giấy thấm, do đó nó còn có tên là "cây hộp cát".
>> Xem thêm: Món kiến 'mông to' kinh dị bậc nhất, người dân vẫn nhai rôm rốp thay cơm
Cây Vông Đồng là gì/sống ở đâu?Theo dữ liệu của Nparks.gov.sg, cây vông đồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Bắc và Nam Mỹ. Ngoài ra, có thể tìm thấy cây vông đồng ở rừng mưa Amazon; Ngoài ra, nó đã được đưa vào Tanzania ở Đông Phi, nơi nó được coi là loài cây xâm lấn.
Thân cây đầy gai khiến khỉ không thể leo của cây vông đồng. Đó là lý do, vông đồng còn có tên là 'cây khỉ không leo'.
Cây có thể cao tới 40 mét, chu vi 1 mét trong môi trường sống tự nhiên và nó được xem là một trong những cây lớn nhất của châu Mỹ nhiệt đới. Bề mặt thân cây có gai màu sẫm, hình nón, vỏ cây màu xám.
Cây vông đồng có hoa đực và hoa cái. Hoa đực đơn tính, màu đỏ, không có cánh hoa mọc thành chùm dài khoảng 5 cm; hoa cái màu nâu đỏ đơn độc và ở nách lá.
>> Xem thêm: Phòng vệ sinh sạch sẽ bỗng đầy bụi đất, cả nhà sinh nghi đi kiểm tra thì 'tá hoả' phát hiện thứ trên trần
Hoa của cây vông đồng.
Quả vông đồng dài khoảng 3 - 5 cm, rộng 5 - 8 cm, khi chín chuyển sang màu nâu đỏ, chứa các hạt dẹt rộng khoảng 2 cm. Quả có khoảng trên 10 múi bao quanh.
Quả cây vông đồng trông giống như những quả bí ngô nhỏ, nhưng một khi chúng khô lại thành những viên hạt giống, chúng sẽ trở thành quả bom hẹn giờ.
>> Xem thêm: Doll’s Head - Đường mòn đi bộ rùng rợn nhất thế giới
Khi trưởng thành hoàn toàn, các quả này phát nổ với một tiếng nổ lớn và phóng những hạt cứng, dẹt của chúng theo mọi hướng với tốc độ lên tới 71 mét/giây. Hạt giống được phát tán xa tới 14 mét. Điều này đã khiến một số người gọi nó là cây thuốc nổ.
Những hạt cứng này có thể gây thương tích nghiêm trọng cho bất kỳ người hoặc động vật nào trên đường đi của nó.
Tuy nhiên, vỏ hạt phát nổ chỉ là một trong những cách mà cây vông đồng có thể gây cho con người.
Độc tố của cây Vông Đồng
Không chỉ gây thương tích vật lý từ việc phát nổ, quả của cây vông đồng có độc, gây nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút nếu ăn phải. Nhựa cây màu đỏ như máu được cho là có thể gây phát ban đỏ và có thể làm bạn bị mù nếu bị dính vào mắt.
Nhựa cây vông đồng được thổ dân sử dụng để làm phi tiêu độc.
Nhựa của cây vông đồng có độc.
Cây vông đồng là một trong 14 nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm da tiếp xúc thực vật ở Cộng hòa Dominica. Người bản xứ Trung và Nam Mỹ dùng phần vỏ, hạt và gai cây phơi khô để làm đồ trang sức do đó, nếu không biết cách, các phần của quả gỗ có thể gây viêm da khi chúng được sử dụng làm vòng tay và vòng cổ.
Mặc dù rất độc, các bộ phận của cây đã được sử dụng cho mục đích y học và nhiều lĩnh vực khác:
- Dầu chiết xuất từ hạt có tác dụng tẩy.
- Các lá được cho là để điều trị bệnh chàm.
- Khi được chuẩn bị đúng cách, chất chiết xuất được cho là có thể điều trị bệnh thấp khớp và giun đường ruột.
-Người bản xứ làm ca nô từ gỗ của cây vông đồng. Họ sử dụng nhựa mủ của nó để bao phủ các đầu mũi tên để làm tê liệt cá và đầu độc các loài trăn anacondas và côn trùng.
- Trước đó, mủ từ cây vông đồng đã được sử dụng một thời ở Mỹ để sản xuất hơi cay.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không tự ý thử bất kỳ phương pháp điều trị nào trong số này ở nhà. Để an toàn và hiệu quả, chúng phải được chuyên gia y tế chuẩn bị và áp dụng thành thạo.
Ngoài gia, chuyên gia còn khuyến cáo không nên trồng cây vông đồng quanh nhà vì loài cây này quá nguy hiểm khi có người hoặc động vật xung quanh, và khi trồng ở những nơi vắng vẻ nó sẽ trở thành thực vật xâm lấn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'