Dùng 'luật ve sầu', Tư Mã Ý thắng Tào Sảng chỉ sau 1 lần vung kiếm: Nghìn năm vẫn còn đúng
Mưu sĩ tài giỏi nhất Tam Quốc: Vượt xa Gia Cát Lượng, 4 lần thay đổi lịch sử và cái chết đầy bí ẩn / Hậu duệ kiệt xuất của Quan Vũ: Từng khiến Tổng thống Mỹ phải nể, được cả Trung Quốc ngưỡng mộ
Ảnh minh họa
Trình Hạo (1032-1085), một triết gia thời Bắc Tống, từng nói: "Cái gì cũng có cái lý của nó. Cái dễ đi liền với cái khó".
Chim có dấu vết của chim, cá có lối đi của riêng chúng, và kẻ mạnh có luật riêng của mình. Nếu ai áp dụng được, người đó sẽ lên một tầm cao mới.
1. Định luật ve sầuTrong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", có một đoạn khiến nhiều người tâm đắc. Đại để thế này: Vào năm 249, Tư Mã Ý phát động chính biến Cao Bình Lăng và khuất phục được tướng quân Tào Sảng (của triều đại Tào Ngụy).
Thua trận, Tào Sảng tức giận chế nhạo Tư Mã Ý: "Ngươi chỉ mất một ngày đã chiếm được đất nước do bốn đời quân chủ và bộ hạ của tộc Tào chúng ta lập ra".
Tư Mã Ý thở dài nói: "Ta chỉ vung kiếm 1 lần, nhưng đã phải mài kiếm hơn 10 năm".
Thâm ý trong câu nói của Tư Mã Ý rất rộng. Nó cho thấy bất kỳ loại thành công nào trên đời cũng không thể đạt được trong một sớm một chiều. Đằng sau tất cả những thành tựu có được là những gian khổ không biết bao nhiêu là mồ hôi hay nước mắt.
Trong thế giới động vật, loài ve sầu cũng vậy. Trước khi cất tiếng kêu gọi hè, chúng đã phải chịu nằm yên, không hoạt động trong vài năm dưới mặt đất tối tăm. Chúng chịu đựng sự cô đơn, hút nhựa rễ cây. Rồi khi thời điểm chín muồi đến, chúng bứt khỏi mặt đất, bay lên trời và hát cho một mùa hè chói chang.
Đến cuối cùng thì: Người có khả năng làm rung chuyển thế giới, sẽ phải im lặng trong một thời gian dài, chịu đựng những tháng ngày không ai quan tâm. Năm tháng ấy, họ vô hình trong mắt người khác. Nhưng có sao đâu, muốn có dầu-có lửa thì trước tiên phải học cách tích lũy sức mạnh trong im lặng. Rồi thời gian sẽ cho ta trái ngọt như ta mong muốn!
2. Định luật của kiến lười biếngCó một người thường lúng túng trước công việc, rụt rè trước nhiệm vụ mới và sợ những thử thách gian khổ, mà không nghĩ đến mấu chốt của vấn đề. Họ điên cuồng làm việc ngày đêm nhưng sự nghiệp lại không có gì tiến triển. Họ lâm vào vòng luẩn quẩn của câu hỏi "Tại sao?".
"Cần cù có thể bù thông minh?" - Khó!
Vì nếu người ta cứ mải miết sử dụng chiến thuật siêng năng để che đậy sự lười biếng trong chiến lược thì có khác nào người đó tự giam mình trong sự siêng năng chất lượng thấp, và rơi vào vòng luẩn quẩn khó khăn của tầm thường.
Việc dừng lại, kiểm tra bản thân, làm mới và sáng tạo không ngừng CÓ Ý NGHĨA HƠN NHIỀU so với việc cứ lao về phía trước một cách tù mù.
Động vật còn làm được điều đó, há chăng con người lại không?
Nhóm nghiên cứu sinh học tiến hóa tại Đại học Hokkaido, Nhật Bản đã từng tiến hành một thí nghiệm. Họ theo dõi đàn kiến và quan sát sự phân công lao động của chúng. Người ta thấy rằng hầu hết các loài kiến đều siêng năng dọn dẹp tổ, mang thức ăn và chăm sóc kiến non, ít thấy chúng nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, một số lượng nhỏ kiến khác không có việc gì làm và nhìn quanh quẩn cả ngày. Các nhà sinh vật học Nhật đã gắn thẻ cho những con kiến này là "kiến lười biếng".
Điều thú vị không kém phần ngạc nhiên là khi nhóm nghiên cứu cắt nguồn thức ăn của đàn kiến, những con kiến thường ngày chăm chỉ ngay lập tức trở nên khủng hoảng và thành một mớ hỗn độn.
Ngược lại, những chú "kiến lười biếng" không hề vội vàng mà dẫn đàn kiến di chuyển đến nguồn thức ăn mới. Hóa ra, những chú kiến lười biếng không phải lười biếng mà dành phần lớn thời gian để suy nghĩ và dò la nguồn thức ăn mới. Chúng đã tạo nên "hiệu ứng kiến lười biếng" nổi tiếng.
Einstein đã nói thế này: "Nếu tôi chỉ có 1 giờ để trả lời một câu hỏi có thể quyết định sự sống hay cái chết của tôi, tôi sẽ dành ra 55 phút để xác định vấn đề và chỉ cần 5 phút để giải quyết vấn đề đó".
Nếu không có suy nghĩ sâu sắc, tất cả công việc sẽ khó khăn gấp đôi với nỗ lực nửa vời; nếu không có bánh lái đúng hướng, bạn sẽ dễ dàng đi vòng quanh. Thay vì vội vàng lên đường, ta hãy tự hỏi bản thân rằng con đường dưới chân mình bây giờ đang đi đến đâu.
3. Định luật ruồi trâu
Có một câu chuyện về Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809 – 1865) như thế này: Khi còn là một thiếu niên, Lincoln thường làm việc trong trang trại quê hương của mình ở Kentucky. Đối diện với những con bò lười biếng, cậu thiếu niên Lincoln không biết phải làm thế nào.
Tuy nhiên, có một lần, cậu thấy con bò đó đi nhanh quá nên chẳng mấy chốc mà ruộng được cày xong. Sau này, Lincoln phát hiện ra có vài con ruồi khổng lồ đang cắn vào lưng con bò, buộc con bò phải chạy không ngừng.
Đây chính là "hiệu ứng ruồi trâu" nổi tiếng trong tâm lý học.
Con người dễ lười biếng, nếu không thúc đẩy bản thân, người đó sẽ chỉ dậm chân tại chỗ, trở nên ì ạch. Người ta nói, đường bằng phẳng dễ đi, đường leo núi khó đi, nhưng nếu chọn con đường leo núi, chúng ta sẽ có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh đẹp nhất thế giới trên đỉnh cao.
Bởi vậy mới nói: Người hiểu được bản chất của cuộc sống, sẽ biết cách tàn nhẫn với chính mình.
4. Định luật sâu bướm
Trong cuốn "The Crowd" (Tâm lý học đám đông, 1895) của tác giả Pháp Gustave Le Bon có viết rằng: "Sự khôn ngoan thực sự bị tiêu diệt bởi dòng chảy của sự ngu ngốc".
Chúng ta luôn bị ảnh hưởng một cách vô tình bởi các nhóm, và nếu chúng ta không suy nghĩ độc lập và kiên định với suy nghĩ đó, chúng ta có xu hướng đánh mất chính mình.
Nhà côn trùng học người Pháp Jean-Henri Fabre (1823-1915) đã từng làm một thí nghiệm nổi tiếng:
Ông ấy đặt một số con sâu bướm trên thành của một chậu hoa, hết đầu này đến đầu kia, thành một vòng tròn, và rắc một số lá thông mà sâu bướm thích ăn. Những con sâu bướm bắt đầu quay vòng quanh thành chậu trong khi ăn lá thông.
Điều Fabre không ngờ là cho đến khi ăn hết lá thông, những con sâu bướm vẫn tiếp tục lượn vòng ngày đêm, và cuối cùng chết vì đói và kiệt sức.
Các nhà khoa học gọi hiện tượng sai lầm khi đi theo lộ trình của người khác (mà không hiểu bản thân mình cần gì) là "Hiệu ứng sâu bướm".
Trong thời đại ngày nay khi các cá nhân và nhóm liên kết chặt chẽ với nhau hơn, chúng ta ngày càng lười động não và phó mặc bản thân cho nhiều người khác.
"Ông trùm đầu tư" người Mỹ Warren Buffett.
Khi thấy một loại video ngắn nào đó trở nên phổ biến, có người vội vàng lao vào bắt chước mà không bao giờ tìm hiểu quy luật đằng sau nó. Hay nhiều người ghen tị khi thấy người khác kiếm được rất nhiều tiền trên thị trường chứng khoán, và họ cũng bất chấp lao vào mà không cảnh giác với cuộc khủng hoảng tiềm ẩn.
Đi theo bước chân người khác một cách mù quáng thường rất dễ đi vào ngõ cụt. Hãy tỉnh táo!
Đó là lý do tại sao "ông trùm đầu tư" người Mỹ Warren Buffett nói: "Tôi tham lam khi người khác sợ hãi và sợ hãi khi người khác tham lam".
5. Định luật ngựa MustangỞ vùng đồng cỏ châu Phi, có một loài dơi ma cà rồng thường hút máu chân của những con ngựa hoang Mustang. Sau khi bị dơi cắn, ngựa hoang sẽ càng thêm tức giận và chạy lung tung, cố gắng hất dơi ra. Nhưng dù con ngựa hoang có kiệt sức chăng nữa, con dơi vẫn đeo bám.
Cuối cùng, con ngựa Mustang chết.
Nhà văn Đức Christoph Wilhelm Hufeland (1762-1836) nói rằng: "Trong số tất cả những ảnh hưởng bất lợi trên thế giới, kết quả bất lợi nhất hầu hết là do tâm trí bốc đồng, rối loạn cảm xúc gây ra".
Việc nảy sinh các vấn đề sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, nhưng việc tạo ra các cảm xúc không thể giải quyết được các vấn đề. Nếu bạn không thể thoát khỏi từ trường năng lượng tiêu cực và bị những cảm xúc xấu dẫn dắt một cách mù quáng, cuộc sống sẽ chỉ trượt dài đến một tình huống tồi tệ hơn.
Nhà tâm lý học người Nam Phi Susan đã nói về quá khứ của mình rằng: Cô ấy đã từng có rất nhiều tâm trạng thất thường, những việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến cô ấy trở nên bực bội, bạo lực, chẳng hạn như căn hộ mất điện, lỡ tàu điện ngầm, không được mời dự tiệc... Dần dần, những người bạn thân một thời của cô lần lượt ra đi, công việc và cuộc sống của cô trở nên lộn xộn.
Và rồi có người đã khuyên cô rằng: Khi cô nhìn ra thế giới rộng lớn hơn, cô sẽ hiểu rằng tất cả sự quá mẫn cảm của mình chỉ là do bản thân cô không có khả năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Luo Zhenyu - học giả cổ điển người Trung Quốc - từng nói: "Không có cái gọi là cảm xúc trong cuộc sống, chỉ có vấn đề gì đã xảy ra và làm cách nào để giải quyết chúng mà thôi. Chỉ khi biết cách quản lý cảm xúc của mình một cách lý trí, chúng ta mới có thể trở thành "người đưa đò cho chính cuộc đời mình"".
Kazuo Inamori - người sáng lập Tập đoàn Kyocera và KDDI của Nhật - đã đưa ra một công thức rất nổi tiếng:
KẾT QUẢ CỦA CÔNG VIỆC/CUỘC SỐNG = PHƯƠNG PHÁP x ĐAM MÊ x KHẢ NĂNG
Nếu sai phương pháp, cố gắng nhiều cũng vô ích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán