'Đứng tim' với con đường đến trường hiểm nguy bậc nhất ở Trung Quốc
"Đứng tim" khi công bố bộ ảnh về con đường đến trường đầy gian nan của các học sinh miền núi Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Truy tìm lục địa bí ẩn thứ 8 / Ngất ngây với khu rừng ngập tràn đom đóm ở Mexico

Những đứa trẻ sống ở huyện Chiêu Giác thuộc khu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, hàng ngày phải trèo từ đỉnh núi xuống ngôi trường nằm ở chân núi.

Những đứa trẻ phải mất tới 1 giờ đồng hồ trèo lên và trèo xuống vách núi nguy hiểm mà không hề có phương tiện bảo hộ.

Những đứa trẻ bé nhất mới 6 tuổi, nhiều nhất 15 đã phải leo lên leo xuống những vách núi dựng đứng để đến trường.

Mặc dù chính quyền địa phương đã cử nhiều thanh niên làm nhiệm vụ bảo vệ các em học sinh khi leo lên leo xuống những đoạn đường nguy hiểm này, song đây không phải là giải pháp an toàn.

Nhiều học sinh đã phải ở lại ngôi trường dưới núi, chỉ về nhà tháng 2 lần vì lo ngại sự an toàn trên con đường.

Em nhỏ này phải có bố đi cùng khi đến trường.

Cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi huyện Chiêu Giác chỉ có khoảng 72 hộ gia đình và họ đã sống ở đây hơn 200 năm.

Họ nói rằng đã quá quen thuộc với con đường nguy hiểm, cho dù hành trình đến trường gian nan đã khiến 8 em nhỏ thiệt mạng.

Tháng 5/2016, chính quyền địa phương mới chính thức triển khai làm cầu thang ở một số đoạn vách núi dựng đứng nguy hiểm.

Họ dùng gỗ và những thanh sắt để gia cố cầu thang cho chắc chắn.

Toàn cảnh cộng đồng dân tộc miền núi ở huyện Chiêu Giác, tỉnh Tứ Xuyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo