Khám phá

"Hậu cung ba nghìn giai lệ": Có phải tất cả Hoàng đế Trung Quốc đều sở hữu 3.000 phi tần?

Nhắc đến hậu cung của Hoàng đế Trung Quốc, nhiều người không khỏi liên tưởng đến cách nói "Hậu cung ba nghìn giai lệ". Vậy rốt cuộc sự thật về con số này là gì?

Di nguyện “4 không” trước khi qua đời của Tư Mã Ý là gì mà khiến hậu thế ai nấy đều thốt lên "xứng danh vĩ nhân kiệt xuất của Tam Quốc"? / Sau khi nhà Thanh sụp đổ, cung nữ đã đi đâu về đâu và có kết cục như thế nào?

Trong "Trường hận ca", Bạch Cư Dị miêu tả Dương Ngọc Hoàn, tức Dương Quý phi là người được Đường Huyền Tông Lý Long Cơ vô cùng sủng ái: "Hậu cung ba nghìn giai lệ, ba nghìn yêu thương chỉ trao cho một người" (tạm dịch).

Vậy rốt cuộc "Hậu cung ba nghìn giai lệ" có bao nhiêu người?

Ba nghìn, thực ra là một khái niệm rất rộng, nghĩa là “rất nhiều”, không chỉ bao gồm phi tần mà còn có một số lượng lớn cung nữ.

Vào đầu thời nhà Hán ở Trung Quốc, hậu cung không quá 10 cung nữ, cộng thêm hoàng hậu và phi tần không quá 20-30 người. Đến thời Đông Hán Hoàn đế, con số này tăng lên đáng kể, chỉ riêng trong triều đình đã có tới 5.000-6.000 cung nữ. Vào thời trị vì của Hán Linh đế, vì thói đam mê tửu sắc nên đã xây dựng một “Khỏa du quán”, tất cả phụ nữ trong cung từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đều phải khỏa thân cùng ông đi tắm. Hán Linh đế còn ra lệnh đổ thứ nước pha bột mà cung nữ sau khi tắm xuống kênh sông, được gọi là "Kênh Lưu Hương".

Sau khi Tây Tấn thống nhất, Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm bắt đầu tuyển chọn mỹ nhân quy mô lớn vào hậu cung, đưa hàng nghìn người từ hậu cung Đông Ngô trước đó vào hậu cung của mình. Số lượng thê thiếp và cung nữ đông đảo đã khiến hậu cung Tây Tấn trở nên “nghẹt cứng hơn bao giờ hết”. Vì có nhiều phi tần nên hàng ngày không biết ngủ với ai, Tư Mã Viêm đã sáng chế ra cách “xe dê chọn người”. Ông cưỡi xe dê kéo, dê dừng trước cửa phi tần nào thì ông sẽ ngủ với họ đêm đó.

Đến thời Bắc Chu, 2.000 cung nữ thời Bắc Tề đã được cho ra khỏi cung và tặng cho quân lính.

"Hậu cung ba nghìn giai lệ": Có phải tất cả Hoàng đế Trung Quốc đều sở hữu 3.000 phi tần? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đến thời Đường cũng từng có sự kiện "thả hơn 3.000 cung nữ".

Trong sử liệu ghi lại rằng, thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, hậu cung đã lên đến con số hàng nghìn. Sau này là Đường Túc Tông Lý Hanh (con trai Đường Huyền Tông), Đường Đại Tông Lý Dự (cháu Đường Huyền Tông) từng có ghi chép cho phép 3.000 cung nữ xuất cung nên từ đó có thể xác định số mỹ nhân trong hậu cung của Đường Huyền Tông nhiều hơn con số 3.000 mà Bạch Cư Dị mô tả. Trong số rất nhiều phi tần và cung nữ, sự sủng ái Dương Quý phi của Đường Huyền Tông quả thực có thể coi là “ba nghìn yêu thương chỉ trao cho một người”.

Vào thời nhà Tống, đất nước giàu có, dân số đông nhưng quy mô hậu cung lại tương đối nhỏ, ngoại trừ Tống Huy Tông Triệu Cát, tất cả các Hoàng đế đều chủ trương tiết kiệm. Trong Sự kiện Tĩnh Khang, quân Kim đã “tiễn” hơn 3.000 người bao gồm 2 Hoàng đế là Huy Tông và Khâm Tông, cùng các phi tần, hoàng tử, công chúa, quý tộc và các quan lại về phương Bắc. 3.000 người này bao gồm rất nhiều đàn ông, cho nên tổng số người trong hậu cung nhà Tống ít hơn rất nhiều so với con số 3.000. Nhưng cái kết của những mỹ nữ hậu cung bị bắt này lại vô cùng bi thảm, họ liên tục bị quân Kim làm nhục trên đường đi hoặc bị xử tử và bị bán làm nô lệ.

"Hậu cung ba nghìn giai lệ": Có phải tất cả Hoàng đế Trung Quốc đều sở hữu 3.000 phi tần? - Ảnh 2.

Vào thời nhà Nguyên chỉ có hai cấp: Hậu và phi. Nhưng ở thời nhà Nguyên không chỉ có một hoàng hậu. Thành Cát Tư Hãn đã lập liên tiếp 23 hoàng hậu, mỗi hoàng hậu có 280 cung nữ, phi thì có 200 cung nữ. Ngoài ra, người Mông Cổ có chế độ kê hôn, vợ và thê thiếp của vị Hoàng đế đời này có thể trở thành vợ của Hoàng đế đời sau, nên hậu cung nhà Nguyên phải có ít nhất hơn 10.000 người.

 

Thời nhà Minh, biên chế phi tần hậu cung kế thừa chế độ nhà Nguyên, chỉ có 3 cấp là hậu, phi và tần. Khi Chu Nguyên Chương nắm quyền, ông chọn 300 người trong số 5.000 thiếu nữ, trong đó chỉ có 50 người được phong phi tần, còn lại trở thành cung nữ và người hầu.

Sau khi Minh Thành Tổ lên ngôi, quy mô hậu cung không quá lớn: Thành Tổ có một hoàng hậu và 10 phi tần; Nhân Tông có một hoàng hậu và 4 phi tần; Tuyên Tông có 2 hoàng hậu và 5 phi tần. Đầu thời nhà Minh có chế độ tuẫn táng tàn khốc, sau khi Hoàng đế băng hà, một số phi tần và cung nữ phải bị “chôn cất” theo. Sau khi Chu Nguyên Chương qua đời, 40 phi tần bị tuẫn táng; Chu Đệ qua đời, có hơn 30 phi tần được chôn cất; Chu Cao Xí (con trai Chu Đệ) nắm quyền chưa đầy một năm, tang lễ vô cùng đơn giản nhưng cũng có 7 phi tần được chôn cất theo. Hệ thống tàn ác này không bị bãi bỏ cho đến thời Minh Anh Tông. Số lượng người trong hậu cung nhà Minh lớn nhất là vào thời Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu, số lượng phi tần được ban tước vị chính thức chỉ có một hoàng hậu và 2 phi tần, nhưng ông lại thích chiếm giữ vô số mỹ nhân trong dân gian và xây dựng hẳn “Báo phòng” để phục vụ nhu cầu vô độ của mình.

"Hậu cung ba nghìn giai lệ": Có phải tất cả Hoàng đế Trung Quốc đều sở hữu 3.000 phi tần? - Ảnh 3.

Sau khi nhà Thanh thành lập, phương pháp tuyển tú được sử dụng để làm phong phú cho hậu cung. Ngoài hoàng hậu, các phi tần cũng được chia thành nhiều cấp bậc. Tổng số người trong hậu cung thời nhà Thanh chưa đến 2.000. Tuy nhiên theo nhiều tư liệu lịch sử để lại, con số này vượt xa vào thời Càn Long - 3.000, đúng với cách nói “Hậu cung ba nghìn giai lệ”.

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: CCTV.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm