“Hầu vương” tràn xuống nhà dân kiếm ăn ở Hoà Bình: Quý hiếm sao?
Nhìn thì tưởng rắn lục đuôi đỏ nhưng lại không đơn giản như vậy, có tới 7 loài khác nhau! / Thấy chó cưng nằm trên vũng máu, chủ hốt hoảng định đưa đi viện, đến gần thì "ngã ngửa"
Nhận được tin báo khu vực rừng tự nhiên núi đá thuộc địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình xuất hiện một đàn khỉ vàng xuống kiếm ăn, Hạt Kiểm lâm huyện và đại diện địa phương cùng nhiều người dân đã lập đoàn đến kiểm tra.
Đàn khỉ vàng này gồm 3 cá thể đực, trong tình trạng khỏe mạnh, linh hoạt, nhanh nhẹn. Chính quyền huyện Lạc Sơn đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ quần thể khỉ vàng và các động vật hoang dã.
Hạt Kiểm lâm huyện và chính quyền địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã; tổ chức cắm biển, khuyến cáo và nghiêm cấm các hành vi vi phạm xâm hại đến động vật hoang dã và các cá thể khỉ vàng hiện có.
Khỉ vàng (tên khoa học Macaca mulatta) nằm trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ, thuộc nhóm nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Toàn thân khỉ vàng có màu nâu vàng. Con trưởng thành mặt có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân màu nâu nhạt hơn phía trước.
Đuôi khỉ vàng có độ dài trung bình ngắn hơn 3/4 chiều dài đầu và thân, được phủ một lớp lông tốt. Vùng mông ngoài và đùi có màu hung đỏ. Da quanh chai mông tròn, không có lông.
Khỉ vàng sống trong điều kiện dao động rất lớn của nhiệt độ môi trường, lượng mưa cũng như độ cao. Từ vùng rất lạnh tới vùng nóng gần 500 C, từ nơi rất khô gần sa mạc tới nơi có lượng mưa hàng năm 10.000 mm.
Khỉ vàng là loài hoạt động ban ngày, phần lớn dưới đất, một phần trên cây. Cấu trúc đàn dạng nhiều đực, nhiều cái. Trong đêm thường con cái sống tập thể.
Chúng thích sống trong các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng khô, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng ngập nước, rừng thưa nhiệt đới, rừng thông, cây bụi, rừng ẩm nhiệt đới, gần khu nông nghiệp.
Khỉ vàng được sử dụng trong sản xuất vacxin chống bệnh bại liệt trẻ em, làm vật mẫu, đối tượng nghiên cứu khoa học.
Hiện nay đã được Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội (Bộ Y tế) tổ chức nhân nuôi tại Đảo Rều (Quảng Ninh) với số lượng hàng nghìn con để sản xuất vacxin. Cần có biện pháp bảo vệ tốt trong thiên nhiên để giữ nguồn gen quý.
Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng các tỉnh phía Bắc tới Tây Nguyên trên diện tích ước tính khoảng >20.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào