'Hồ tử thần' trên lục địa châu Phi có thể trực tiếp vôi hóa động vật, màu sắc của hồ thay đổi theo mùa
'Sông sôi' Amazon: Dòng nước với nhiệt độ tử thần 'đun chín' tất thảy / Sự thật về "tử thần" gần mỏ hoang khiến 37 loài quái vật gục chết
Ở phía đông của thung lũng Great Rift trên lục địa Châu Phi có một hồ nước rất kỳ lạ, sau khi xuống hồ, một nhiếp ảnh gia đã chụp được một bức ảnh vô cùng sốc, nội dung là một hồ nước được tạo ra từ tượng động vật. Kể từ đó, cái tên hồ Natron ngày càng được nhiều người biết đến.
Hồ Natron
Hồ Natron là một hồ nước mặn nằm ở phía bắc Tanzania, bên cạnh là Kenya. Toàn bộ hồ không lớn lắm, chiều dài 54 km theo hướng bắc nam, 24 km theo hướng đông tây, độ sâu dưới 10 mét. Nước trong hồ Natron có thể được chia thành hai nguồn, một là sông Ewasso Ngiro, hai là các suối nước nóng gần đó, nhiệt độ nước có thể lên tới khoảng 50 độ C.
Ảnh minh họa
"Hồ đầy màu sắc"
Với suối nước nóng là nguồn cung cấp khoáng chất phong phú cho hồ Natron. Do đó, màu sắc của hồ thay đổi rất nhiều trong mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, mực nước và diện tích của hồ tương đối lớn hơn, màu nước hồ chủ yếu là xanh lam và xanh lục. Ngược lại, vào mùa khô, nước hồ giảm, hàm lượng khoáng chất tăng lên tương đối, nước hồ sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm, nhìn lâu sẽ có chút kinh hãi.
Tượng đá tự nhiên
Như đã đề cập ở đầu bài viết, có rất nhiều tượng động vật được hình thành tự nhiên ở Hồ Natron. Điều này liên quan nhiều đến độ pH của nước hồ. Với sự thay đổi lượng mưa quanh năm, giá trị pH của nước hồ có thể đạt tối đa 10,5, cực kỳ kiềm. Sau khi chết, một số động vật sẽ bị vôi hóa bởi nước hồ để tạo thành những bức tượng đá mà chúng ta thấy, nhưng liệu nguyên nhân cái chết của những động vật bị biến thành tượng đá có liên quan mật thiết đến hồ Natron hay không vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Chim hồng hạc
Mặc dù hồ Natron được mệnh danh là “Hồ tử thần” vì nó có thể làm động vật bị vôi hóa. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều sinh vật sinh sống ở đây, và số lượng hồng hạc là nhiều nhất. Có khoảng một triệu con chim hồng hạc sống trong và xung quanh Hồ Natron, hầu hết trong số đó là loài chim hồng hạc nhỏ, và chỉ có một số lượng nhỏ chim hồng hạc lớn. Nếu muốn đi xem, tốt nhất bạn nên tìm một hướng dẫn viên du lịch địa phương.
Nhìn chung, Hồ Natron vẫn là một hồ nước rất kỳ diệu. Hồ không chỉ thay đổi màu sắc theo mùa và có thể làm vôi hóa động vật, mà còn tìm thấy một hóa thạch hàm được bảo quản tốt ở gần đó, cực kỳ quý hiếm và tạo thêm một bí ẩn mới cho nơi này.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào