“Khách lạ” từ hành tinh khác mang thứ y hệt trên Trái Đất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người / Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Trái Đất vốn sinh ra trong "vùng sự sống" Goldilocks của Thái Dương hệ, tức có nhiệt độ phù hợp để sở hữu nước lỏng. Nhưng nước đã đến với Trái Đất bằng cách nào vẫn là một bí ẩn.
Một "vị khách lạ" mang tên 67P/Churyumov-Gerasimenko, được phát hiện lần đầu tiên trên bầu trời hơn nửa thế kỷ trước, có thể nắm giữ manh mối.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances chỉ ra 67P/Churyumov-Gerasimenko, một sao chổi thuộc họ Sao Mộc, sở hữu loại nước có đặc điểm phân tử tương tự như nước trên Trái Đất.
Sao chổi thuộc họ Sao Mộc là những sao chổi có quỹ đạo ngắn, thay vì du hành theo vòng lớn từ Đám mây Oort đến khu vực gần Mặt Trời - cũng là gần Trái Đất - thì lại bị Sao Mộc nắm giữ trên một quỹ đạo hẹp.
Quỹ đạo hẹp cho phép chúng thường xuyên trở lại với chúng ta hơn và cung cấp các cơ hội nghiên cứu tuyệt vời.
TheoSci-News,để xác định nguồn gốc của nước trên các vật thể không gian, các nhà khoa học thường tìm kiếm tỉ lệ giữa deuterium (D) và hydro thông thường (H) trong nước.
Vào năm 2014, 67P/Churyumov-Gerasimenko đã bị các nhà khoa học loại khỏi danh sách những "chuyến tàu vũ trụ" mang nước tiềm năng, khi sứ mệnh Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) năm 2014 cho thấy tỉ lệ D - H của nó gấp 3 lần các đại dương Trái Đất.
Thế nhưng lần này, nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi TS Kathleen Mandt từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA chỉ ra rằng bụi sao chổi đã khiến các tính toán ban đầu đó bị sai lệch.
Họ đã sử dụng một kỹ thuật tính toán thống kê tiên tiến để tự động hóa quá trình cô lập nước giàu deuterium trong hơn 16.000 phép đo của Rosetta.
Khi loại bỏ yếu tố gây nhiễu là bụi sao chổi giàu deuterium, các nhà khoa học chỉ ra rằng nước thực sự từ thân sao chổi ít deuterium hơn nhiều và có tỉ lệ D - H tương tự Trái Đất.
Vì vậy, họ tin rằng sao chổi này và các sao chổi họ Sao Mộc khác chính là đại diện cho những chuyến tàu góp phần xây dựng nên thế giới đầy sự sống trên địa cầu.
Theo các lý thuyết ngày càng được chấp nhận rộng rãi với nhiều bằng chứng ủng hộ, Trái Đất sơ khai vốn chưa đầy đủ các thành phần để sự sống có thể phát sinh.
Tuy nhiên theo thời gian, nhiều sao chổi, tiểu hành tinh và các dạng thiên thạch nhỏ khác đã đóng vai trò "chuyến tàu sự sống", mang đến các thành phần cần thiết để tạo ra hệ sinh thái ngày nay.
Các yếu tố đó bao gồm nước, các phân tử tiền sinh học, cũng như các thành phần hóa học khác tạo điều kiện cho các phản ứng sinh ra sự sống đầu tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
Sau khi Lã Bố qua đời, ai mới xứng đáng là chiến thần mạnh nhất Tam Quốc?