Khám phá

'Khiếp sợ' trước hồ Nyos chứa nhiều 'bí ẩn' mà một giờ giết chết 1.700 người

Hồ Nyos là một hồ nước nằm trên miệng núi lửa tại Cameroon. Cảnh quan của hồ khá đẹp, tuy nhiên, dưới đáy hồ nước này ẩn chứa một bí mật đen tối khiến nó trở thành nơi nguy hiểm nhất trên thế giới.

Bí mật bên trong một quan tài Ai Cập 2.500 tuổi / Chết cười với "hậu duệ Tôn Ngộ Không"

Không hề có con quái vật ăn thịt người nào sống trong hồ. Nước trong hồ cũng không có chứa chất độc nguy hiểm nào khiến người ta không thể bơi trong đó. Bí mật khiến hồ Nyos trở nên nguy hiểm đó là trong một số thời điểm nó tự nổ tung và giết tất cả sinh vật sống ở quanh đó. Nghe kì lạ phải không?

Ảnh minh họa.

Do được hình thành trên miệng núi lửa, hồ Nyos có chứa một lượng lớn khí CO2 được tích tụ qua nhiều năm tháng, chủ yếu là khí của núi lửa bên dưới nó. Bình thường, lớp khí CO2 này nằm ở bên dưới đáy hồ do áp lực của nước. Tuy nhiên, khối lượng khổng lồ khí CO2 này khiến nó vô cùng bất ổn định.

Trong điều kiện bình thường sẽ ít khi xảy ra trường hợp một lượng lớn khí CO2 bị thải ra ngoài phạm vi hồ nước. Tuy nhiên, khi có một thảm họa tự nhiên nào đó có khả năng gây ra địa chấn như động đất hoặc núi lửa, hồ Nyos sẽ nổ tung. Bạn hãy tưởng tượng giống như cầm một chai coca-cola lắc thật mạnh một lúc lâu rồi sau đó mở nắp của nó ra, nhưng ở cấp độ mạnh và nguy hiểm hơn gấp triệu lần như vậy.

1001 thắc mắc: Hồ Nyos có bí ẩn gì mà một giờ giết chết 1700 người? - Ảnh 1.

Năm 1986, do một vụ sạt lở, hồ Nyos phát nổ. Vụ nổ mạnh tới mức nó tạo ra một vụ sóng thần cao 25 mét làm ngập lụt hết các vùng xung quanh. Nhưng đây chưa phải là điều tồi tệ nhất. Một đám mây CO2 được thải ra và bao phủ các vùng xung quanh.

Do CO2 có mật độ dày hơn không khí, đám mây này không tan đi mà chúng đẩy lớp không khí có thể thở được lên trên. Những người kém may mắn ở trong phạm vi của đám mây này sẽ bị ngạt thở và chết. Những người thậm chí ở cách xa hồ nước này 25km cũng phải chịu những tổn thương nhất định do nó gây ra.

 

Trong đêm hồ Nyos phát nổ, 1.700 người đã chết cùng với 3.500 gia súc gia cầm. Hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu bạn ở trong phạm vi của đám mây CO2 này và hoàn toàn khỏe mạnh, bạn cũng không thể cách nào chạy trốn khỏi nó và chỉ có một con đường duy nhất là mất mạng.

Các nhà khoa học mất 10 năm để tìm ra cách làm cho hồ thoát khí CO2 an toàn trước khi lại có một thảm họa tương tự xảy ra. Họ đã nhất trí kế hoạch thả một ống có đường kính 13 cm xuống độ sâu 182m, ngay trên đáy hồ.

Sau đó, khi nước ở đáy hồ được bơm lên đỉnh ống, CO2 thoát ra trên đầu ống, bắn nước và khí lên cao tới 45m. Hiệu ứng ống khói sẽ kích hoạt phản ứng liên tục cho đến khi CO2 bốc hết. Ống đầu tiên được lắp đặt và thử nghiệm năm 1995 và sau khi thấy hoạt động an toàn, các nhà khoa học đã lắp một ống cố định năm 2001.

Năm 2006, chiếc ống vẫn hoạt động và đưa gần 20 triệu mét khối CO2 vào không khí mỗi năm. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2006, lượng CO2 trong hồ Nyos đã giảm 13%. Các nhà khoa học cho rằng mức giảm này là quá ít. Hồ vẫn chứa một lượng CO2 nhiều hơn lượng đã bốc lên trong thảm họa năm 1986.

Một điều đáng lo nữa là con đập tự nhiên ở phía bắc hồ Nyos đang bị xói mòn và có thể sập trong 5 năm. Nếu đập vỡ, 50 triệu mét khối nước có thể tràn ra từ hồ, nhấn chìm tới 10.000 người khi nó tràn qua các thung lũng bên dưới. Thảm họa vỡ đập mới chỉ là bắt đầu.

 

Khi hồ mất đi một lượng nước lớn như vậy, mực nước có thể giảm tới 40m. Áp lực nước giữ CO2 ở lại đáy hồ sẽ không còn và sẽ lại gây ra một đợt phụt khí CO2 kinh hoàng hơn vụ năm 1986. Cuối cùng, giải pháp mà giới khoa học gấp rút thực hiện là vừa gia cố đập tự nhiên bằng bê tông vừa lắp thêm 4 ống hút nữa để giảm lượng CO2 về mức an toàn.

Những hồ nước "tử thần" đáng sợ nhất thế giới

Hồ Roopkund (Hồ hài cốt) ở Himalaya

Nằm ở độ cao hơn 5000 m so với mực nước biển trên đỉnh núi Himalaya hùng vĩ, hồ Roopkund được coi là một trong những địa điểm du lịch có phong cảnh tuyệt đẹp.

Hầu hết thời gian trong năm, hồ được băng tuyết lạnh giá bao phủ. Do đó, hồ Roopkund chỉ xuất hiện một lần trong năm vào thời gian mùa xuân. Tuy nhiên, cảnh sắc khi hồ nước lộ diện lại rất đáng sợ.

 

Cụ thể, vào năm 1942, quân đội Anh vô tình phát hiện ra hơn 200 bộ hài cốt đầy bí ẩn ở một góc lòng hồ, có niên đại khoảng 11 thế kỷ về trước. Phần lớn các bộ xương này đều khá còn nguyên vẹn.

Sau khi tiếp tục tìm kiếm, người ta còn tìm thấy hơn 800 bộ xương người trong lòng hồ Roopkund. Điều gì khiến hồ nước tuyệt đẹp ẩn chứa bí ẩn rùng rợn này?

Trong quá trình phân tích và kiểm tra, các nhà nghiên cứu nhận thấy, hầu hết các bộ hài cốt đều có vết thương ở sọ. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến nhiều người bỏ mạng trong cùng một thời điểm ở khu vực băng giá như vậy vẫn còn là một ẩn số lớn chưa có lời giải đáp.

Quái vật trong hồ nước ở Brosno (Nga)

Người dân địa phương thường thấy một con thằn lằn "cổ đại" trong hồ của họ. Các nhà khoa học đã cố gắng giúp họ tìm kiếm loài vật khủng khiếp này nhưng vô ích. Vậy cái gì đã xảy ra ở đó? Quá trình phân hủy ở phía dưới hồ nước tạo ra bong bóng khí cacbonic.

 

Những bong bóng này có thể dễ dàng lật đổ một chiếc thuyền nhỏ khiến nhiều người sợ hãi. Do đó, họ nghĩ rằng đây là một cuộc tấn công của một con quái vật.

Hồ Hillier (Australia) – nước chuyển màu hồng kỳ lạ

1001 thắc mắc: Hồ Nyos có bí ẩn gì mà một giờ giết chết 1700 người? - Ảnh 2.

Bạn có tin được rằng nước của hồ Hillier (Australia) toàn màu hồng? Chính vì nước hồ có màu sắc khác thường nên nhiều người cảm thấy lo sợ và không dám bơi qua đây.

Theo lý giải của các nhà khoa học, nước hồ sở dĩ có màu hồng là do nhiều vi sinh vật sống ở dưới đó.

Hồ axit ở Indonesia

 

Đây là hồ có nhiều axit nhất trên thế giới. Nước hồ có màu xanh dương nhạt và ở dưới đáy có nhiệt độ lên tới 200 độ C với nhiều khí methane chết người có thể phát ra ánh sáng xanh bí ẩn vào ban đêm.

Dù đã được cảnh báo về mức độ nguy hiểm của hồ axit, nhưng những người dân địa phương vẫn đi dọc bờ hồ để thu thập lưu huỳnh mà không hề có thiết bị bảo hộ nào.

Hồ "biến hình" Gafsa (Tunisia)

Điều kỳ lạ nhất về hồ nước này chính là sự xuất hiện đột ngột của nó giữa sa mạc khô cằn. Các nhà khoa học cho rằng, hồ này có nước là do kết quả của hoạt động địa chấn nhưng vẫn chưa thể lý giải được tại sao nó lại xuất hiện đột ngột như vậy.

Nếu bơi ở hồ nước này, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm khí độc và phóng xạ từ các mỏ phosphate (một hợp chất muối tự nhiên) lân cận.

 

Hồ "nước sôi" ở Dominica

1001 thắc mắc: Hồ Nyos có bí ẩn gì mà một giờ giết chết 1700 người? - Ảnh 3.

Nhiệt độ nước trong hồ này là 92 độ C. Đương nhiên là nghiêm cấm bơi trong hồ này, trừ phi bạn muốn bị luộc chín. Theo góc độ khoa học, nước trong hồ luôn sôi sục và có nhiệt độ cao là do hồ nằm trong một miệng núi lửa và liên tục bị nung nóng.

Hồ Michigan, "đẹp" đến đáng sợ Hồ nước này có thể khiến bạn "rung động" ngay từ cái nhìn đầu tiên. Màu sắc hài hòa, êm dịu với cảnh quan xung quanh khiến ít người có thể nghĩ rằng nơi đây tồn tại "quái vật" hay thứ kinh khủng nào đó. Tuy nhiên, cái bẫy thực sự nằm bên dưới.

Đôi khi có một vài cơn sóng lớn xuất hiện và bất ngờ cuốn người ra xa bờ. Hiện tượng kỳ lạ này thường xuất hiện vào mùa thu với những cơn sóng mạnh mẽ như ngoài biển.

Kivu, hồ chứa chất nổ

 

Kivu là một trong những hồ nước nguy hiểm nhất trên hành tinh này. Nằm trên biên giới của Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda, bất kỳ hoạt động của núi lửa hay động đất nhẹ nhất xảy ra thì hồ Kivu cũng có thể bùng nổ ngay lập tức và giết chết 2 triệu người dân gần đó.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng lạ là do các lớp khí cacbon lớn và lượng "khổng lồ" khí methane ở trong nước hồ.

Hồ Natron "hóa đá" ở phía Bắc Tanzania

1001 thắc mắc: Hồ Nyos có bí ẩn gì mà một giờ giết chết 1700 người? - Ảnh 4.

Natron là một trong những hồ nước đẹp nhất trên thế giới do sở hữu màu nước đỏ tươi kỳ lạ. Nhưng điều này không phải điểm duy nhất làm nên ấn tượng về nơi đây. Hồ Natron có khả năng đặc biệt là biến những sinh vật đã chết thành tượng và sau đó đẩy chúng lên bờ.

Các nhà khoa học lý giải rằng, hydro và kiềm trong nước hồ tạo ra muối và đá vôi, giúp bảo vệ các sinh vật và ngăn cho chúng khỏi bị phân rã.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm