"Khóa chặt" tình yêu tại những cây cầu nổi tiếng nhất thế giới
6 cảnh quan "mê hoặc" do núi lửa tạo thành: Có cả núi lửa Chư Đăng Ya, Việt Nam / 6 ngọn núi lửa hoạt động mạnh và nguy hiểm nhất trên Trái đất
Ổ khóa tình yêu là ổ khóa mà các cặp đôi sẽ khóa vào một vật công cộng, thường là một cây cầu, để tượng trưng cho tình yêu. Sau khi khóa móc, chìa khóa được ném xuống sông hoặc hồ, để tượng trưng cho tình yêu của họ không thể phá vỡ. Trong suốt 20 năm qua những chiếc ổ khóa tình yêu ngày càng trở nên phổ biến hơn và thường bị chính quyền coi là vật xả rác hay thậm chí là phá hoại do những thiệt hại mà chúng gây ra và chi phí để gỡ bỏ chúng. Cầu khóa tình yêu dành cho người đi bộ Pont Des Arts - Paris, Pháp vào ban đêm, trở thành tiêu đề gây chú ý vào năm 2014 sau khi một trong những lan can của cây cầu bị oằn xuống trước sức nặng của hơn 700.000 ổ khóa.
Cầu khóa tình yêu bắt đầu xuất hiện trên cầu Hohenzollern bắc qua sông Rhine gần Cologne Cathedra ở Đức vào năm 2008. Cây cầu này dài 410 m với đầy những ổ khóa tình yêu đầy màu sắc trên hàng rào và dường như cho đến nay nó đã không còn khoảng trống. Đối với một số người, chúng trông thật tuyệt vời khi kết hợp với nhau.
Những ổ khóa tình yêu được treo khắp cây cầu Marienbrücke, phía trước lâu đài Neuschwanstein và điều đó cho chúng ta thấy người ta thích mê mẩn điểm đến này đến mức nào bởi vẻ đẹp lạ thường như trong truyện cổ tích.
Tuy nhiên, truyền thống mang tính biểu tượng này đã được coi là phá hoại. Vào năm 2011, các nhà chức trách ở Bamberg, Đức cho biết đã thành lập một chiến dịch dỡ bỏ những ổ khóa này và khẳng định chúng là nguyên nhân gây ra tình trạng gỉ sét nghiêm trọng và phá hủy vẻ đẹp của cây cầu Kettenbrucke. Báo cáo này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân và một số cuộc họp trong thị trấn nên các ổ khóa vẫn được giữ lại cho đến nay.
Những ổ khóa tình yêu thường mang tên hoặc tên viết tắt của một cặp đôi và có lẽ là một ngày quan trọng của các cặp đôi. Một giáo sư của Đại học Ottawa lo ngại về khả năng ổ khóa tự bung ra và rơi vào người qua đường bên dưới.
Truyền thống treo ổ khóa tình yêu đang phát triển mạnh mẽ ở Tây Ban Nha và chúng thể hiện cho một tình yêu bền chặt.
Ổ khóa tình yêu vốn là nơi dành cho những người yêu nhau, vì vậy một số người tin rằng việc mở khóa có thể có nghĩa là điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra với mối quan hệ của họ trong khi những người khác cho rằng ổ khóa tình yêu là một thứ chướng mắt và tuyên bố những thông điệp như “hãy giải phóng tình yêu của bạn, cứu lấy cây cầu của chúng ta”.
Cầu Tình yêu ở Serbia là nơi bắt nguồn truyền thống được cho là đã bắt đầu từ 100 năm trước. Câu chuyện kể rằng: “Một nữ hiệu trưởng địa phương tên là Nada, đến từ Vrnjačka Banja, đã yêu một sĩ quan người Serbia tên là Relja. Sau khi họ thề hẹn với nhau, Relja đi đến chiến tranh ở Hy Lạp, nơi anh ta yêu một người phụ nữ địa phương từ Corfu. Kết quả là Relja và Nada đã cắt đứt hôn ước của mình. Nada không bao giờ vực dậy được sau cú sốc tàn khốc đó, và một thời gian sau, cô ấy chết vì tình yêu bất hạnh của mình. Khi những phụ nữ trẻ ở Vrnjačka Banja muốn bảo vệ tình yêu của mình, họ bắt đầu viết ra tên của mình, với tên của những người thân yêu, lên móc khóa và dán vào lan can của cây cầu nơi Nada và Relja từng gặp nhau ”.
Nhiều ổ khóa khác nhau trên cây cầu Salzburg ở Áo - một địa điểm tuyệt vời để ngắm cảnh đẹp của thị trấn.
Dù có bao nhiêu nghìn chiếc được gỡ bỏ, hàng nghìn hàng nghìn cặp tình nhân vẫn tiếp tục khóa ổ khóa tình yêu này trên khắp thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà