“Lâu đài đất nung” - Kiệt tác sáng tạo của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
Khám phá lâu đài lớn nhất thế giới / Ngắm nhìn dãy núi 7 sắc cầu vồng nổi tiếng ở Trung Quốc
Những tòa lâu đài bằng đất đồ sộ này còn được gọi bằng cái tên khác là Thổ lâu Phúc Kiến. Đây là nhà ở xây bằng đất nện của người Khách Gia và các dân tộc khác tại vùng núi phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Thổ lâu Phúc Kiến là một kiến trúc khép kín với hình dạng chủ yếu là hình tròn, vuông, elip; có thể cao từ 4 đến 5 tầng lầu và được xây dựng bằng cách nén đất với hỗn hợp đá cuội, gỗ, tre nứa... Tường của thổ lâu có thể dày trên dưới 2m, các cửa sổ được làm bằng gỗ với lớp ngoài được gia cố bằng sắt.
Những tòa thổ lâu như những tòa pháo đài bất khả xâm phạm, được xây dựng với mục đích chính là bảo vệ người dân khỏi sự tấn công của thổ phỉ hay thú rừng. Chính vì thế, thổ lâu chỉ có một cửa chính (cổng) ra vào và không có cửa sổ ở tầng trệt. Một khi cổng chính đóng lại thì nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Một thổ lâu thường có từ 3 - 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói. Bên trong thổ lâu được chia làm nhiều phòng, phòng chứa thực phẩm, ngăn chứa vũ khí, phòng khách, phòng thờ… Ngoài ra, tầng trên cùng thổ lâu còn có gác nhỏ để quan sát, thiết kế những lỗ châu mai để có thể bắn súng từ trong ra.
Một thổ lâu lớn có thể chứa tới 800 người hay là nơi sinh hoạt cho 80 gia đình. Ở giữa thổ lâu thường là một sân trời có giếng nước - đây là chỗ thờ cúng tổ tiên và tổ chức các hoạt động cộng đồng như hiếu, hỉ.
Các gia đình ở trong cùng một thổ lâu thường ít có sự phân biệt về mặt địa vị xã hội hay của cải, tất cả các căn hộ trong thổ lâu được xây dựng giống nhau. Tài sản chung như giếng nước, cây trái trong thổ lâu cũng thường được coi là tài sản chung chứ không thuộc về một gia đình nhất định nào.
Hiện nay có hơn 20.000 thổ lâu nằm rải rác ở khu vực miền núi phía Đông Nam của tỉnh Phúc Kiến. 10 trong số đó có tuổi thọ hơn 600 năm tuổi. Đây được coi là "hóa thạch sống" của kiến trúc xây dựng cổ ở Trung Quốc.
Quần thể thổ lâu ở Phúc Kiến đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào tháng 7/2008 và thông qua tên gọi chung cho các kiến trúc thổ lâu là "Thổ lâu Phúc Kiến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Rắn phì châu Phi có phản ứng 'sốc' khi đụng độ cua
Sự tích thú vị về Thần Tài, lý do đặt tỏi lên ban thờ Thần Tài giúp chiêu tài, giải vận xui
CLIP: Đối đầu với rắn hổ mang, loài rắn được mệnh danh là 'cỗ quan tài sống' vẫn phải trả giá bằng cả tính mạng
Loài rắn hổ mang chúa mới được tìm thấy ở Đông Nam Á đã vào ngay Sách Đỏ: Phá vỡ "định kiến" 200 năm
CLIP: Đụng độ rắn phì châu Phi, cầy Mangut gọi '500 anh em' tới giúp và cái kết
Đây là danh tướng sở hữu có chỉ số IQ cao nhất Tam Quốc: Là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, lừa được cả Tào Tháo, xuất thân hiển hách