Loài động vật nào được cho là hiếm nhất thế giới?
Chú rắn ngây thơ mê mải 'mây mưa' với ống nước thì bị bắt đi trong sự rối bời khôn tả / Những hố rắn ở vùng nông thôn Canada
Loài rắn nâu lốm đốm được gọi là rắn lải St. Lucia được mô tả là hiền và dễ bắt, những con rắn còn sót lại sống trên trên hòn đảo có diện tích nửa dặm vuông ở ngoài khơi quốc đảo St.
Lucia - một phần thuộc chuỗi đảo núi lửa Lesser Antilles kéo dài từ Puerto Rico tới Nam Mỹ, tách biển Caribbean khỏi Đại Tây Dương.
Bị tàn sát vào cuối thế kỷ 13, đã bị công bố tuyệt chủng vào năm 1936
Loài rắn có đốm nâu này từng xuất hiện rất nhiều ở St. Lucia, nhưng đã bị loài cày mangut tàn sát vào cuối thế kỷ 13. Loài thú ăn thịt này được mang từ Ấn độ đến để kiểm soát số lượng các loài rắn độc trên đảo, nhưng chúng đã giết luôn cả loài rắn lải St. Lucia.
Năm 1936, rắn lải St. Lucia đã được tuyên bố là tuyệt chủng. Tuy nhiên, năm 1973, một con rắn lải đã được tìm thấy trong khu bảo tồn thiên nhiên quần đảo Maria, một hòn đảo rất nhỏ ở phía nam đảo St Lucia, nơi không có loài cày mangut.
Vào cuối năm 2011, các nhà khoa học đã cẩn thận theo dõi 11 con rắn lải trên hòn đảo nhỏ này bằng thiết bị ghi nhận dữ liệu tí hon. Kết quả cho thấy chỉ còn 18 cá thể trên hòn đảo.
Matthew Morton, giám đốc chương trình bảo tồn đời sống hoang dã Durrell, cho biết “Thật nhẹ nhõm khi biết loài rắn này vẫn chưa tuyệt chủng”.
Hiện St. Lucia đã liên hệ với các tổ chức bảo tồn động vật trên thế giới để tìm kiếm cơ hội sống cho loài rắn này.
Top những loài rắn kỳ lạ nhất thế giới
Có khoảng 3.000 loài rắn trên thế giới, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ của những gã khủng long khổng lồ. Chúng đã thích nghi với môi trường để hình thành một nhóm động vật kỳ quái khác thường mà điển hình là những loài rắn dưới đây.
Rắn mũi lá (Langaha nasuta)
Đây có lẽ là một trong những loài bò sát kỳ lạ nhất thế giới. Cũng giống như rắn mũi dài, loài rắn mũi lá nhờ hình dạng đặc biệt mà thích nghi được với lối sống trên cây. Thức ăn chủ yếu của chúng là thằn lằn.
Đặc điểm kỳ lạ là trên mũi của chúng có một “đồ trang sức” quái dị giống như một chiếc nhánh lá dứa nhọn hoắt, nhưng ở rắn đực và rắn cái chiếc “lá” này khác nhau. Da rắn đực có màu vàng và nhẵn, mũi lá nhọn trong khi rắn cái có vảy nâu và xù xì, mũi lá phẳng, có răng cưa. Điều rất ít khi gặp là thoạt nhìn có thể biết ngay giới tính của chúng. Rắn mũi lá chỉ sống ở Madagascar và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng có nọc độc, vết cắn rất đau nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Rắn râu (Tentacled snake)
Một loài rắn nước khác ở Đông Nam Á gọi là “rắn râu” có hai cái “râu” bằng thịt ở hai bên mép. Hai chiếc râu này có độ nhạy cảm cao, cho phép chúng phát hiện mọi sự chuyển động trong nước và lao thẳng vào bất kỳ con cá xấu số nào bơi gần đó.
Điều thú vị là tốc độ tấn công của chúng cực nhanh và bắt gọn con cá kia chỉ trong 15 mili giây. Thế nhưng phản xạ tuyệt vời và cuộc tấn công chớp nhoáng ấy đôi khi vẫn không đủ để bắt cá nên rắn râu còn có một thủ thuật thông minh khác nữa để buộc con mồi phải bơi theo hướng nguy hiểm. Khi thấy một con cá đến gần, rắn lấy thân làm phát ra một tiếng quẫy rất nhỏ khiến cá tưởng có mồi, bơi đến và rơi ngay trước miệng rắn.
Trong số tất cả các loài rắn, chúng là loài duy nhất lường trước những phản ứng của con mồi để hành động cho phù hợp. Mặc dù rắn râu có nọc độc nhưng không làm hại người. Chúng chỉ dài 90cm. Cũng giống như rắn vòi voi, chúng toàn sống dưới nước nhưng cũng có thể bò lên cạn.
Rắn mũi dài (Long nosed vine snake)
Cũng là một loài có nguồn gốc Đông Nam Á, rắn mũi dài là một loài ăn thịt sống trên cây. Tuy nhiên, không giống những con rắn khác, mắt chúng cực tinh, cho phép chúng tấn công con mồi với độ chính xác tuyệt vời. Đôi mắt của chúng cũng khác thường trông tựa như một lỗ khoá, đồng tử nằm ngang.
Nhờ màu sắc hoà lẫn được vào đám lá cây (kể cả chiếc lưỡi cũng xanh lá cây), nên cả con mồi lẫn các loài săn mồi đều khó phát hiện ra chúng. Chúng rất nhẹ nên di chuyển nhanh chóng qua các tán lá, thậm chí chỉ một nửa thân bám vào cây chúng cũng không rơi! Chúng ăn chủ yếu thằn lằn và ếch nhái, và mặc dù có nọc độc, chúng không đe dọa nghiêm trọng đối với con người. Khi bị chúng cắn chỉ hơi đau trong vài ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất