"Người phụ nữ hiện đại nhất" thời nhà Thanh: Chu du thế giới, biết nhiều thứ tiếng, phá vỡ định kiến nam tôn nữ ti
5 tiêu chuẩn để trở thành đại nội thị vệ thời nhà Thanh, ngoài võ thuật, điểm cuối cùng khiến nam giới nản lòng / Vị vua trẻ nhà Thanh đột tử không rõ nguyên nhân: 80 năm sau, tội ác vẫn nằm trong quan tài!
Ít ai biết rằng, thời nhà Thanh vẫn có một người phụ nữ đã chu du thế giới, mặc cho các tư tưởng phong kiến gò bó đôi chân của nữ giới lúc bấy giờ. Bà cũng là người đầu tiên giới thiệu thần thoại Hy Lạp vào Trung Quốc và sử dụng lịch phương Tây.
Bà chính là Thiện Sĩ Ly, "mẹ chồng hiện đại nhất" thời nhà Thanh.
Vào thời đại đó, Thiện Sĩ Ly có thể du lịch đến Nhật Bản và Châu Âu, viết nhiều nhật ký du lịch, thậm chí còn dẫn con dâu đi cùng, quả thực không hề dễ dàng.
Nhìn vào cặp mẹ chồng nàng dâu này, nhiều người ca thán: Khi tầm nhìn đã đủ rộng, làm sao có thời gian tạo ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu?
Kết hôn muộnVào thời Hàm Phong đế, Thiện Sĩ Ly sinh ra trong một gia đình trí thức. Các cô gái cùng tuổi đọc "Nữ giới" (những bài học về công dung ngôn hạnh), nhưng bà lại thích đọc "Tam quốc".
10 tuổi, bà thích tìm hiểu các câu chuyện về những người phụ nữ tài năng.
Tuy nhiên, vào thời nhà Thanh, phụ nữ hiếm khi được đề cao tài năng học vấn, quan niệm con gái đủ tuổi nên lấy chồng và không nên có ước mơ văn chương cao xa. Thiện Sĩ Ly lại quyết tâm tạo ra tác phẩm của riêng mình.
Thiện Sĩ Ly.
Thiện Sĩ Ly kết hôn ở tuổi 29 với Tiền Tuân, một nhà ngoại giao cuối thời nhà Thanh. Bạn phải biết rằng đây là thời nhà Thanh, việc kết hôn ở độ tuổi này thực sự quá trễ. Qua đó có thể hiểu bà đã phải chịu đựng bao nhiêu áp lực.
Tiền Tuân có kinh nghiệm du lịch đến Anh, Pháp, Bỉ và các nước khác, sau khi trở về Trung Quốc, ông đã giúp đỡ triều đình trong công việc đối ngoại. Vì vậy, ông có lối suy nghĩ đặc biệt cởi mở và không hề đặt nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Ông đã tiên phong mở kênh du học Nhật Bản và cũng nhờ kênh này mà Lỗ Tấn đã rời quê hương.
Tiền Tuân thường kể cho Thiện Sĩ Ly nghe về những trải nghiệm của ông ở châu Âu. Lúc này bà mới nhận ra phụ nữ ngoại quốc ở cách xa hàng nghìn dặm, họ có tinh thần phóng khoáng, trong sáng và tự tin, khác hẳn với phụ nữ xung quanh mình.
Vì vậy, bà cũng muốn ra nước ngoài để mở rộng tầm mắt.
Ý tưởng này đã gây náo động trong gia đình. May mắn thay, chồng đã đứng về phía bà, và đã đưa vợ đi cùng chuyến công tác ở Nhật Bản.
Khi đó Thiện Sĩ Ly theo chồng sang Nhật Bản với tư cách là vợ của một đại sứ ngoại giao, sau đó đi du lịch nhiều nước châu Âu, mở ra cánh cửa đến thế giới mới. Bà trở thành một trong những người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên khám phá thế giới bên ngoài.
Chu du thế giớiTrong thời gian ở Nhật Bản, Thiện Sĩ Ly đã đến thăm nhiều danh lam thắng cảnh, viết nhiều bài thơ và tiểu luận ghi lại phong tục, văn hóa của đất nước này.
Một ngày nọ ở Osaka, bà dẫn con dâu đội mưa đi dự triển lãm. Khi đó người phụ nữ nội trợ truyền thống Trung Quốc rất ít khi ra ngoài và hầu như không bao giờ ra khỏi nhà, càng không có chuyện đội mưa để chen chúc vào một nơi nào đó. Nên con dâu của bà cảm thấy không được tự nhiên lắm.
Thiện Sĩ Ly nhìn thấy vẻ mặt của con dâu, an ủi nói:"Chuyến đi hôm nay là để mở mang kiến thức. Dù đi dưới mưa nhưng cũng không phải là thiếu lịch sự".
Bằng cách này, họ đã trở thành những người tiên phong đưa phụ nữ Trung Quốc đến thăm triển lãm thế giới.
Bà từng viết bài thơ "Nghe trẻ hát trong xe hơi":
"Âm thanh của thiên nhiên trong trẻo và tự do, trẻ con cũng có thể nghe thấy những âm thanh trong trẻo này. Tại sao trẻ em Trung Quốc sinh ra lại gặp khó khăn như vậy? Chúng vùi đầu vào đọc thơ cổ sau cửa sổ kín mít"(tạm dịch).
Bà tràn ngập cảm xúc về sự khác biệt trong nền giáo dục giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Khi rời Tokyo, Nhật Bản, hai vợ chồng lên đường sang Nga, chuẩn bị tiếp tục chu du vòng quanh thế giới. Sau hơn một tháng, họ đến Vladivostok. Thiện Sĩ Ly đã mô tả địa điểm này trong ghi chú du lịch của mình:
“Hòn đảo đứng một mình và ngọn hải đăng cao sừng sững”, vừa đẹp vừa gần gũi.
Dừng lại bên hồ Baikal, điều hiện lên trong đầu bà là câu chuyện về người chăn cừu kinh điển từng đọc trong sách. Bà cũng đi qua sông Selenge chảy qua Mông Cổ, miền Trung và miền Đông nước Nga.
Bà cũng đã đến thăm Đức, Pháp, Anh, Ý, Bỉ và các quốc gia khác, cũng như các thủ đô cổ xưa của Ai Cập, Hy Lạp. Bà ấn tượng nhất với Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tọa lạc tại Vatican.
Khi đó Thiện Sĩ Ly đã bước vào tuổi già, với con cháu nô đùa xung quanh, bà vẫn đầy tò mò về thế giới, thường dắt cháu đứng ngoài cửa nhà thờ nghe ca đoàn hát.
Thiện Sĩ Ly là một phụ nữ tài năng với khả năng ngôn ngữ cực kỳ mạnh mẽ. Bà nhanh chóng thông thạo ngôn ngữ của những nơi mình đến thăm nên gần như không gặp rào cản ngôn ngữ trong suốt chuyến chu du.
Sau khi đến Nhật Bản, bà nhanh chóng tự học tiếng Nhật và trở thành phiên dịch viên cho chồng. Từ Nga đến Tây Ban Nha rồi đến Ý, bà học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cổ.
Đồng thời, bà còn cho con dâu đi du học, điều này gây chấn động lớn vào cuối thời nhà Thanh, nhưng bà không mấy quan tâm, bà nhận thức thế giới bằng đôi chân của mình, tầm nhìn đã vượt xa thời nhà Thanh.
Sau chuyến chu du thế giới, bà đã viết cuốn du ký "Quy tiềm ký", giới thiệu thần thoại Hy Lạp và Tolstoy về Trung Quốc.
Khai sáng phụ nữSau khi trở về Trung Quốc, Thiện Sĩ Ly bắt đầu chuyên tâm viết sách, ghi lại mọi điều mình thấy và nghe, đi tiên phong trong việc viết nhật ký du lịch nước ngoài của phụ nữ Trung Quốc.
"Quý Mão du hành ký" được xuất bản chính thức vào năm 1903 và được chia thành ba tập, tập đầu tiên mô tả những trải nghiệm của Thiện Sĩ Ly ở Tokyo, Osaka, Nhật Bản, tập giữa và tập thứ hai mô tả những gì ông đã thấy ở Vladivostok , Siberia, Petersburg và những nơi khác.
"Quy tiềm ký" ghi lại trải nghiệm của vợ chồng Thiện Sĩ Ly ở Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý và những nơi khác. Trong đó có hai bài phân loại một cách có hệ thống các vị thần của Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại.
Ngoài ghi chép về du lịch, bà còn viết các tác phẩm mô tả suy nghĩ và cảm xúc của mình về quan niệm giáo dục nước ngoài.
Sau hơn 10 năm chu du, Thiện Sĩ Ly trở về Trung Quốc và tự hỏi, ngoài việc viết sách, bà còn có thể làm gì khác cho người dân?
Bà quyết định bắt đầu với phụ nữ.
Trong những năm ở Nhật Bản, bà có rất nhiều người bạn. Có người làm trường Tokyo, có người làm hiệu trưởng trường nữ sinh… Họ đều có sự nghiệp độc lập, địa vị xã hội cao, được tiếp nhận nền giáo dục mới tương đối có hệ thống, quan điểm tư tưởng của họ cũng ảnh hưởng tinh tế đến hành động và suy nghĩ của Thiện Sĩ Ly.
Sau đó, bà mới nhận ra rằng phụ nữ thực sự có thể kêu gọi quyền lợi của mình và nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội.
Tác phẩm "Quý Mão du hành ký" của Thiện Sỹ Ly
Vì vậy, trong những năm cuối đời, Thiện Sĩ Ly bắt đầu hoạt động vì nữ quyền. Bà nhấn mạnh trong lý thuyết của mình, mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, vì vậy nền giáo dục của phụ nữ quyết định trực tiếp đến tương lai của đất nước.
Ngoài ra, bà còn là người đầu tiên vào cuối thời nhà Thanh sử dụng lịch dương và khuyến khích lịch phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Người phụ nữ đi trước thời đại này đã sống đến 81 tuổi.
Thiện Sĩ Ly dành cả đời để đọc hàng ngàn cuốn sách và khám phá nhiều nơi, rồi mang những gì thấy, nghe và cảm nhận về Trung Quốc, truyền bá những ý tưởng tiên tiến của mình đến phụ nữ.
Người phụ nữ hiện đại này chưa bao giờ để ý đến chuyện gia đình tầm thường một chút nào nhưng xung quanh bà vẫn có con cháu, gia đình hòa thuận, có con dâu đi du học, và mang những khái niệm tiên tiến được truyền lại cho mọi thành viên trong gia đình.
Trong lịch sử lâu dài, luôn có nhiều người phụ nữ có bản chất tiến bộ. Dù thời thế có bắt buộc họ phải bó chân, chăm chồng nuôi con trong những cánh cửa đóng kín, họ vẫn muốn ra ngoài, khám phá thế giới, học hỏi những điều mới.
Mặc dù chỉ là thiểu số trong thời đại nhưng họ là những người lèo lái tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính