Khám phá

"Ông tổ" của siêu quái thú lộ diện ở Vân Nam - Trung Quốc

Quái thú Lishulong wangi đã lang thang trên địa cầu từ khi châu Á hãy còn là một phần của siêu lục địa đã mất Laurasia.

Khi mộ Kỷ Hiểu Lam được khai quật, phát hiện 7 hài cốt 'mỹ nhân', giật mình với sự thật kinh hoàng khác xa phim ảnh / Bí ẩn cổ kiếm ngàn năm không gỉ, sắc bén vô cùng của Câu Tiễn

Theo Sci-News, hóa thạch của một loài quái thú hoàn toàn mới, có niên đại lên tới 193 triệu tuổi, đã được khai quật từ hệ tầng Lufeng gần làng Jiudu ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

Nó là một thành viên thuộc dòng dõi Sauropodomorph bí ẩn, tiền thân của những con khủng long chân thằn lằn Sauropod lớn nhất thế giới.

"Ông tổ" của siêu quái thú lộ diện ở Vân Nam - Trung Quốc- Ảnh 1.

Hộp sọ khổng lồ của quái thú Lishulong wangi - Ảnh: PEERJ

Theo nhà cổ sinh vật học Qian-Nan Zhang từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Sauropodomorph là một trong những dòng dõi cổ xưa nhất của thế giới khủng long, trở thành nhóm động vật ăn cỏ thống trị từ tầng Norian thuộc thế Tam Điệp muộn của kỷ Tam Điệp.

Kỷ Tam Điệp chính là thời gian các loài khủng long sơ khai nhất xuất hiện, đặt nền móng cho một thế giới quái thú khổng lồ phát triển mạnh mẽ trong các kỷ Jura và Phấn Trắng tiếp theo.

Loài mới được phát hiện ở Vân Nam, được đặt danh pháp là Lishulong wangi, có thể là đại diện cho một trong những bước chuyển tiếp quan trọng của khủng long chân thằn lằn.

Nó là một con Sauropodomorph sống vào đầu thế Jura sớm của kỷ Jura. Đó là thời gian mà Sauropodomorph tiến hóa mạnh mẽ trước bị thay thế bởi nhóm có quan hệ họ hàng gần gũi và hình thái tương đồng gọi là Sauropod.

Vì vậy về Sauropodomorph giúp đem về những hiểu biết quan trọng về nguồn gốc và sự tiến hóa ban đầu của Sauropod, một trong những nhóm khủng long quan trọng nhất.

 

Trước Lishulong wangi, một số con khủng long thuộc nhóm chuyển tiếp này đã được khai quật tại hệ tầng Lufeng, dù kích cỡ hộp sọ nhỏ hơn.

Theo TS Zhang, sự đa dạng bất thường của dòng dõi khủng long này tại Vân Nam - Trung Quốc gợi ý rằng nơi đây có thể là chiếc nôi của các loài khủng long mang hình dáng Sauropod sau đó, cùng với một số nơi khác trên siêu lục địa cổ đại Laurasia.

Vào thời kỳ đó, Trái Đất của chúng ta chỉ có 2 siêu lục địa, phía Bắc là Laurasia, phía Nam là Gondwana.

Các con Sauropod nổi tiếng nhất của kỷ Phấn Trắng - thời đại hoàng kim của khủng long - chủ yếu được tìm thấy từ các miền đất thuộc Gondwana, nhưng Sauropodomorph thì ngược lại.

Cũng có các mẫu vật Sauropodomorph sớm được tìm thấy ở những vùng đất thuộc Gondwana cổ đại, nhưng dường như tính đa dạng sinh học của chúng đã giảm đi khi đi qua ranh giới kỷ Tam Điệp - Jura.

 

“Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng các chi Sauropodomorph đã tồn tại và phát triển nhanh chóng ở Laurasia, đặc biệt là Trung Quốc” - TS Zhang nói.

Trong đó, Lishulong wangi nằm ở trung tâm của giai đoạn chuyển đổi đầu tiên từ giữa dòng dõi cổ đại này sang Sauropod, nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí PeerJ kết luận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm