'Quả cầu đá' bí ẩn được nhiều thế hệ vùng nông thôn tôn thờ, chuyên gia tiết lộ sự thật, hóa ra là kho báu có từ 175 triệu năm trước
Thuộc hạ đẳng cấp của Triệu Mẫn, chỉ một chưởng đã có thể giết chết Trương Tam Phong / Được tự do hoạt động trong hậu cung, tại sao Hoàng đế không bắt thái y phải "tịnh thân" như thái giám?
Theo tờ india, người dân ở làng Padlya thuộc Dhar, Madhya Pradesh, Ấn Độ đã thờ cúng hàng trăm quả cầu đá (stone balls) bí ẩn có màu nâu đỏ qua nhiều thế hệ. Trong khảo cổ học, stone balls là một quả cầu đá hay thạch cầu, có kích thước hình cầu, là thuật ngữ trong giới khảo cổ học.
Những quả cầu đá này đưọc người dân địa phương tôn thờ là “Kuldevtas" hay "Bhilat Baba" (vị thần của gia đình). Được biết, người dân ở làng Padlya phát hiện ra những quả cầu đá bí ẩn này khi cày đất làm nông nghiệp.
Người dân làng Padlya tin rằng những viên đá linh thiêng này. có sức mạnh bảo vệ trang trại và gia súc của họ khỏi những điều xui xẻo. Các nghi lễ Puja, cúng bái và thậm chí cả hiến tế dê là những nghi lễ phổ biến gắn liền với những viên đá này.Tín ngưỡng này đã lưu truyền ở địa phương từ lâu, dân làng đã thờ “quả cầu đá” qua nhiều thế hệ và đóng vai trò quan trọng trong phong tục địa phương.
Vishal Sharma, một nhà cổ sinh vật học địa phương cho biết:“Những viên đá tròn được cho là vị thần của gia đình, đóng vai trò quan trọng trong phong tục thờ cúng của địa phương. Những viên đá này thường được đặt dưới gốc cây sung và được tôn thờ qua nhiều thế hệ. Khi những nỗ lực đang được tiến hành để biến khu vực này thành một công viên động vật học, việc bảo tồn những truyền thống này trở thành một phần không thể thiếu đối với sự phong phú về văn hóa của công viên".
Đáng chú ý, quận Dhar là nơi có công viên khủng long được xây dựng vào năm 2011. Công viên quốc gia hóa thạch khủng long lưu giữ hài cốt hóa thạch của những kẻ thống trị cổ xưa trên trái đất – loài khủng long.
Tuy nhiên, mới đây, những viên đá “thần thánh” được phát hiện là trứng khủng long hóa thạch sau khi một nhóm chuyên gia đến thăm ngôi làng. Họ cho biết những quả trứng này có niên đại khoảng 175 triệu năm tuổi.Người ta suy đoán rằng loài này có thể là loài khủng long ăn cỏ lớn "Titanosaurus". Dù ít liên quan đến thần linh nhưng nó cũng là một di tích văn hóa vô cùng quý giá.
Một quan chức lâm nghiệp cấp cao cho biết, vụ việc không hiếm vì dân làng thường tìm thấy những hóa thạch nằm xung quanh và bắt đầu tôn thờ chúng như những vị thần. Ông cho biết, trung tâm thu thập và bảo tồn hóa thạch nằm ở khu vực Baag, huyện Dhar, nơi lưu giữ và bảo quản hàng nghìn mẫu vật như vậy. Theo báo cáo, cho đến nay, hơn 250 quả trứng khủng long hóa thạch đã được phát hiện ở quận Dhar.
Các chuyên gia tin rằng khủng long đã sinh sống rất nhiều ở Thung lũng Narmada của Madhya Pradesh trong thời đại Trung Sinh hay 'Thời đại của khủng long'.
Trước khi động vật có vú xuất hiện, khủng long đã thống trị trái đất thời tiền sử hàng trăm triệu năm trước khi bị xóa sổ bởi một trận đại hồng thủy cách đây khoảng 65 triệu năm, gần như tiêu diệt tất cả các dạng sống chính hiện diện trên hành tinh trong thời kỳ đó.
- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?