“Quan thanh bần” vua cho tiền làm ma (Phần 1)
8 hiệp sĩ lừng danh thời trung cổ / Bí ẩn ngôi mộ đá chưa được giải mã ở Mường Thàng và cổ vật là 12 bông hoa bằng vàng
Trịnh Hoài Đức là một công thần của nhà Nguyễn. Ông còn là nhà thơ, nhà sử học với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Cấn trai thi tập, Bắc sử thi tập, Gia Định Thông chí...
Trịnh Hoài Đức tên chữ là Chỉ Sơn, vốn dòng dõi khoa hoạn đời nhà Minh quê ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Năm Giáp Thân (1644) nhà Thanh lên thay nhà Minh, cụ tổ Trịnh Hội không chịu thần phục nhà Thanh bèn bỏ nước ra đi, sang xin làm dân chúa Nguyễn ở Phú Xuân (vào đời chúa Nguyễn Phúc Tần 1648 - 1687) rồi di cư vào Nam ở khu Trấn Biên (Biên Hoà ngày nay).
Cha Trịnh Hoài Đức, tên là Khánh, học giỏi, chữ đẹp, cờ cao, đã nổi danh thời bấy giờ. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát Võ Vương (1738 - 1765), Trịnh Khánh làm chức cai đội ở Quy Nhơn, Quy Hoá tản canh, rồi mất lúc Trịnh Hoài Đức mới lên 9 tuổi. Mẹ lại đưa Trịnh Hoài Đức về ở phiên trấn Gia Định để theo học thầy Võ Trường Toản.
Trịnh Hoài Đức thông minh, hiếu học nên học giỏi, mỗi ngày một tấn tới. Năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Phúc Ánh (sau là Hoàng đế Gia Long) sau khi lấy được thành Gia Định cho mở khoa thi, Trịnh Hoài Đức thi đỗ khoa ấy được bổ làm tri huyện Tân Bình, chuyên coi việc canh nông và khuyên dạy dân cày cấy. Sau đó lại được điều về làm việc trong bộ Hình, càng ngày càng tỏ rõ tài năng của mình.
Tháng 11 năm Quý Sửu (1793), Trịnh Hoài Đức được bổ dụng làm Đông Cung thị giảng dạy Hoàng tử Cảnh học. Rồi sau phò Đông cung ra giữ thành Diên Khánh (Khánh Hoà). Đến khi Đông cung tiến quân ra lấy Phú Yên, Trịnh Hoài Đức cũng đi theo ra và cùng tham dự bàn việc quân quốc cơ mật.
Tượng Trịnh Hoài Đức trong Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa, Đồng Nai). |
Chuyến đi sứ nộp ấn, cầu phong
Đến năm Giáp Dần (1794), Trịnh Hoài Đức được thăng ký lục dinh Trấn Dinh, rồi được cử vào làm Hộ bộ Hữu Tham tri, cùng với Nguyễn Văn Thành coi giữ việc Hộ. Mùa hạ năm Tân Dậu (1801) khi chúa Nguyễn đánh lấy thành Phú Xuân, Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phúc phải đi giải vây thành Bình Định, còn Trịnh Hoài Đức thì coi công việc gặt hái ở Quảng Nam và Quảng Ngãi để cung cấp binh lương.
Tháng 3/1802, Trịnh Hoài Đức vẫn ở bộ Hộ với Nguyễn Văn Thành và đến tháng 5 thì được thăng chức Thượng thư bộ Hộ (Lục bộ thượng thư của triều Nguyễn cũng bắt đầu từ đây), rồi sung chức Chánh sứ cùng với Binh bộ Tham tri là Ngô Nhân Tĩnh và Hình bộ Tham tri là Hoàng Ngọc Uẩn sang sứ nhà Thanh đưa quốc thư và nộp lại những ấn sách của vua Tàu phong cho Tây Sơn. Lúc bấy giờ vua Gia Long cũng vừa định xong Bắc Hà, lại sai quan Binh bộ Thương thư Lê Quang Định sang Tàu cầu phong.
Sứ bộ Trịnh Hoài Đức vẫn còn đợi ở Quảng Tây. Đến tháng 4 năm Gia Long thứ 2 (1803), cả hai sứ bộ lại cùng đi thuyền từ Quảng Tây lên Hồ Bắc, đến Hán Khẩu, lên bộ, qua Vạn Lý trường thành. Tháng 8 mới tới Nhiệt Hà. Sau khi triều kiến vua Thanh Gia Khánh, hai sứ bộ ta cùng nhau về nước luôn cùng với Án sát tỉnh Quảng Tây là Tế Bồ Sâm phụng mệnh vua nhà Thanh sang tuyên phong. Về nước, Trịnh Hoài Đức vẫn giữ chức cũ ở bộ Hộ. Đến năm Gia Long thứ 4 (1805), Trịnh Hoài Đức vào làm Hiệp trấn trấn thành Gia Định. Năm gia Long thứ 7 (1808) đổi trấn làm thành, nhà vua triệu hồi Nguyễn Văn Trương về Kinh, cử Nguyễn Văn Nhân làm Tổng trấn thành Gia Định.
(Còn nữa)...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất