Khám phá

Loài cá giao phối liên tục, tự “chuyển giới” 20 lần/ngày

Loài cá mú Chalk sống ở vùng biển Caribe khiến các nhà khoa học bất ngờ về khả năng thay đổi giới tính giữa đực và cái lên đến 20 lần/ngày.

Những nơi nguy hiểm nhưng lại hấp dẫn khiến người người muốn khám phá / Cảnh sư tử 'mổ' bụng lợn rừng mẹ mang thai gây sốc

Các nhà khoa học đã phát hiện loài cá mú Chalk sống ở vùng biển Caribe gần Panama có thể thay đổi giới tính 20 lần/ngày để thực hiện giao phối.

Theo thông tin kết quả nghiên cứu đăng trên Behavioral Ecology, các nhà khoa học cho hay, loại cá mú Chalk dài hơn 10cm, sống chủ yếu trong những rặng san hô, có thể giao phối nhiều lần và tự chuyển đổi giới tính 20 lần mỗi ngày.

Loại cá này có cách giao trứng đặc biệt, chúng đặt trứng vào những hố nhỏ rồi thay phiên nhau thay đổi giới tính. Điều này có tác dụng nâng số trứng lên để tăng cơ hội sinh sản nhiều hơn.

Cá mú Chalk có thể thay đổi giới tính 20 lần/ngày.
Nhà nghiên cứu Mary Hart đến từ Đại học Florida tiến hành nghiên cứu các loại cá lưỡng tính để khám phá điều bí ẩn đằng sau thói quen sinh sản kỳ lạ. Theo chuyên gia Hart, điều đặc biệt là loại cá mú Chalk không giao phối bừa bãi mà chỉ chung thủy với một bạn tình.

Qua quá trình nghiên cứu, Giáo sư Hart phát hiện, khi chuẩn bị giao phối, hai con cá mú Chalk sẽ bơi quấn quýt, lượn lờ xung quanh nhau. Đây cũng là lúc để hai bên quyết định con nào sẽ là đực, con nào là con cái, sau đó chúng sẽ đưa ra tinh trùng và trứng. Tiếp đó chúng lại bơi qua lại và tiếp tục thay đổi giới tính trước sự chứng kiến của cả 2 bên.

Điều này dù khá lạ lùng chưa ai giải thích được nhưng việc thay đỏi giới tính liên tục có thể giúp tăng cơ hội thụ tinh cho trứng.

Giáo sư Hart và vợ đã dành 6 tháng nghiên cứu hành vi sinh sản của loài cá này tại Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian (Panama). Hai người đã phát hiện các cặp cá Chalk vẫn chung thủy với đối tác của mình, không có bất kỳ sự "đổ vỡ" nào ít nhất trong 6 tháng. Mối quan hệ này được duy trì cho đến khi một trong hai bên biến mất khỏi quần thể cá.

Theo bài viết của chuyên gia Leonard Ho được đăng trên tạp chí Reef Scapes, có hai loại lưỡng tính là lưỡng tính đồng bộ và lưỡng tính tuần tự. Trong đó, lưỡng tính đồng bộ là một sinh vật sở hữu cả cơ quan sinh dục đực và cái, còn lưỡng tính tuần tự là một sinh vật sở hữu cơ quan sinh dục đực hoặc cái trong một thời điểm nhất định. Trong trường hợp này có thể xếp cá Chalk vào dạng lưỡng tính tuần tự.

Tuy nhiên, chuyên gia Mary Hart chưa lý giải được vì sao cá Chalk lại thay đổi giới tính quá nhiều lần. Một giả thuyết đầu tiên được đưa ra có thể để tăng cơ hội sinh sản, bảo tồn loài hoặc tăng cơ hội thụ tinh cho trứng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm