"Rồng lửa" lớn chưa từng thấy chui ra từ lỗ đen quái vật
CLIP: Đối đầu với rắn độc, chuột 'tung chiêu' khiến kẻ đi săn hít bụi / CLIP: Linh dương đầu bò bỏ mạng trong cuộc tấn công chớp nhoáng của sư tử
Từ nơi cách Trái Đất 7,5 tỉ năm ánh sáng, lỗ đen trung tâm của một thiên hà lớn đã phóng ra 2 luồng tia giống 2 con rồng lửa khổng lồ bay xuyên qua vũ trụ, là những luồng tia khủng khiếp nhất mà các nhà thiên văn học từng ghi nhận.
Theo Space.com, cặp "rồng lửa" dài tới 23 triệu năm ánh sáng, tức bằng 140 thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) xếp cạnh nhau.
Đó là một cặp tia đối xứng, phun ra vuông góc với mặt phẳng thiên hà, từ hai bên của lỗ đen.
Theo nhà thiên văn học Martin Hardcastle từ Đại học Hertfordshire (Anh), 2 luồng tia này giải phóng năng lượng lớn gấp hàng tỉ ngàn lần Mặt Trời của chúng ta mỗi giây.
Vì vậy, lỗ đen quái vật tạo ra nó cũng là một trong những lỗ đen mạnh nhất mà nhân loại biết đến, với tốc độ vật chất rơi vào hố đen rất nhanh, do vậy giải phóng luồng phản lực cực mạnh.
Do ánh sáng phải đi mất hàng tỉ năm để đến Trái Đất, lỗ đen mà chúng ta nhìn thấy thực ra là vật thể thuộc về quá khứ, khi vũ trụ mới chỉ gần một nửa độ tuổi hiện đại.
Đó là thời kỳ mà thế giới cuồng nộ hơn hiện tại rất nhiều, với nhiều yếu tố có thể làm gián đoạn các luồng phản lực này. Chúng đã phải rất mạnh mẽ khi chống lại các thế lực đó để trải dài tới 23 triệu năm ánh sáng trong vùng không gian liên thiên hà.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này