'Rùng rợn' tục tạo vết sẹo lên cơ thể để... làm đẹp
Người xưa đếm như thế nào khi chưa có chữ số? / Phi tần nhà Nguyễn được nhận lương bổng thế nào?
Mỗi người trong từng bộ lạc đều có những vết sẹo tương tự nhau trên mặt. Và trong quá khứ, khi các bộ lạc trong từng vùng thường xuyên chiến đấu với nhau thì những vết sẹo này giúp cho họ dễ dàng phân biệt kẻ thù của mình. Đồng thời cũng giúp họ phân biệt thi thể của những chiến binh đã ngã xuống sau trận chiến ác liệt để thực hiện nghi thức mai táng phù hợp với tập tục của từng bộ lạc.
Trẻ nhỏ được chuyên gia trang điểm khắc sẹo trên mặt. |
Nhiều người cũng tin rằng, những vết sẹo sẽ đem lại cho họ sự bảo vệ. Đây là một niềm tin bắt nguồn từ thời kỳ buôn bán nô lệ - khi mà các nhà buôn người tới từ châu Âu thường chọn mua những người không có sẹo trên mặt, bởi một khuôn mặt tự nhiên là biểu tượng cho sức khỏe tốt. Vì thế, thành viên của những bộ lạc có tập tục tạo sẹo được cho là "những món hàng không được giá" và sẽ tránh được số phận bị đưa lên những chiếc thuyền buôn nô lệ.
Tại nhiều bộ tộc ở những nơi hẻo lánh, tạo hình xăm mực cũng được xem là một cách để "làm đẹp" bản thân. Những hình xăm này - bao gồm mẫu hình từ đơn giản tới phức tạp được tạo ra với mong muốn giúp phân biệt thành viên của từng bộ lạc, đồng thời cũng là biểu tượng để đại diện cho sức mạnh và cái đẹp.
Tại bộ lạc Holi, phụ nữ thường nhận được những vết sẹo trên bụng - một biểu tượng của cái đẹp với niềm tin càng mang nhiều vết sẹo thì càng sinh được nhiều con. Do nhiều hình mẫu có thể cần tới 3 ngày để hoàn thành, nên đây cũng được coi là một thử thách đối với sức chịu đựng của người phụ nữ. Một khi vượt qua được thử thách này, thì người phụ nữ sẽ được xác định là đủ tư cách để kết hôn. Còn tại bộ lạc Otammari, tập tục tương tự cũng được thực hiện y như vậy.
Nhưng bên cạnh đó, phụ nữ có thai còn phải nhận thêm những vết sẹo trên lưng bởi điều này sẽ đem lại may mắn và sức khỏe tốt cho họ. Đối với những người đàn ông của bộ lạc Otammari thì những vết sẹo tự tạo ra trên mặt và thân thể còn là một dấu hiệu của sức mạnh và giúp họ trở nên quyến rũ hơn. Những vết sẹo được cho là thiêng liêng nên hình dáng của chúng đều được chọn lựa bởi các "bậc thầy tạo sẹo" bằng cách gieo vỏ sò lên nền đất. Khi chiếc vỏ sò tạo hình trên nền đất ra sao sẽ chính là khuôn mẫu cho những vết sẹo được tạo ra.
Tập tục này đã bị cấm tại các thành phố lớn bởi sự đau đớn cùng nguy cơ tổn hại sức khỏe trong quá trình "tạo sẹo" - khi mà cả bộ lạc đều sử dụng chung một dụng cụ để cắt cho nhiều người. Tuy vậy, tập tục này vẫn đang rất thịnh hành trong giới trẻ.
Nhưng họ thường chọn những thiết kế tinh tế hơn để đưa lên mặt thay vì những hình mẫu có kích thước lớn như thế hệ đi trước hay làm. Những phụ nữ trẻ thường phủ các vết sẹo của mình bằng mực đen để trông thời trang hơn, giống như cách phụ nữ phương Tây vẫn trang điểm. Đối với họ, tập tục tạo sẹo vẫn là một phần đáng tự hào trong truyền thống của tổ tiên.
Tại những nơi hẻo lánh như Otammari, tập tục tạo sẹo vẫn là một truyền thống quan trọng và đã trở thành một phần không thể thiếu trong nghi lễ trưởng thành dành cho những đứa trẻ 10 tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà