"Rụng tim" trước vẻ đẹp của 11 loài chim quý và lạ bậc nhất Việt Nam
Chim lớn chiếm giỏ hoa dưới hiên nhà, đẻ liền chục trứng / Lạ lùng loài chim khổng lồ, có cả chòm râu dưới cằm và rất thích nuốt chửng xương
1. Lách tách đầu đốm: Là loài có thân hình khá nhỏ, chỉ từ 10,5-12 cm. Sinh cảnh chính của loài chim này là rừng lá rộng, rừng thứ sinh ở độ cao 1.000-3.100 m như ở Trung và Nam Trung Bộ. Ảnh: Lê Khắc Quyết.
2. Chim Đuôi cụt bụng đỏ: Đây là loài di cư từ phương Bắc xuống Việt Nam. Đây là một loài chim dạng sẻ nhỏ có kích thước trung bình, khoảng bằng chim sáo. Chân khá dài với các ngón chân khoẻ, nhưng đuôi lại rất ngắn trông như cụt đuôi, có lẽ chính vì vậy mà chim được gọi là Đuôi cụt. Ảnh: Wikipedia.
3. Sả mỏ rộng: Loài chim này thường sống tại các sông, hồ lớn hoặc khu vực gần rừng lá rộng. Màu xanh chủ đạo ở đôi cánh, vàng ở cổ khiến chúng trông bắt mắt hơn. Đặc biệt, chiếc mỏ của loài chim này rất dài và to. Ảnh: Bùi Xuân Phượng.
4. Hoét mặt đỏ: Loài chim này di cư từ phương Bắc về đến Việt Nam và phân bố chủ yếu ở Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Chim trống có đặc điểm mặt và ngực màu vàng hung tươi rất dễ nhận. Chúng thường sống trong những khu rừng xanh, độ cao khoảng 1.500m, đôi khi có thể gặp ở vườn. Ảnh: Võ Đáng/Báo Đà Nẵng.
5. Đầu rìu: Loài chim này có kích thước cơ thể nhỏ, chỉ từ 27-32,5 cm, sống chủ yếu ở vườn quốc gia Xuân Thủy hoặc khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải. Chúng có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt ở phần cổ, đầu và mào – nhân tố chính tạo ra tên gọi của chúng. Ảnh: Lê Mạnh Hùng.
7. Nuốc bụng đỏ: Loài chim đẹp này phân bố khắp các vùng rừng trong cả nước. Độ cao phân bố trong khoảng 50-2.600 m. Ảnh: Tuan Tran.
8. Chích chòe nước đốm trắng: Đây là loài chim sống định cư dọc theo các suối đá ở vùng rừng núi, nơi có độ cao khoảng 900-2.500m từ Bắc Bộ đên Bắc Trung Bộ. Ảnh: Nguyen Hoai Bao.
9. Bắt cô trói cột: Loài chim đẹp này có phạm vi sống rộng và có thể tìm thấy trên khắp cả nước, phổ biến nhất ở vườn quốc gia Cúc Phương hay Cát Tiên. Tên gọi kỳ lạ của loài chim này liên quan nhiều đến tiếng kêu của chúng. Ảnh: Tăng A Pẩu.
10. Khát nước: Chúng sống chủ yếu ở những khu rừng thứ sinh, rừng ngập mặn. Khát nước đẹp và lạ có phần thân trên màu đen nhạt, cổ màu hung vàng và cánh màu hung đỏ. Đặc biệt, vào mùa sinh sản, chúng thường đẻ từ 1-2 trứng và ký sinh trong tổ của các loài khướu. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp.
11. Cú muỗi mỏ quặp: Đây là loài chim đẹp, quý và lạ, thường cư trú tại những khu rừng lá rộng. Thông thường, khó để gặp được loài chim này bởi chúng thường sống ở khu vực cao từ 900-1.900 m. Ngoài ra, với bộ lông màu nâu đen, có điểm các chấm trắng nhỏ, cú muỗi mỏ quặp dễ dàng ẩn mình vào môi trường xung quanh. Ảnh: Tuan Tran.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Con khỉ nghịch ngợm, cầm rắn hổ mang chơi như thú cưng nhưng cái kết mới khiến người xem giật mình
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
Bà lão dọn dẹp nhà cửa tìm thấy cổ vật ngàn năm, bàng hoàng phát hiện gốc tích tổ tiên không hề tầm thường
CLIP: Đi lạc vào địa bàn của sư tử, ngựa vằn con chết thảm