Khám phá

'Sao chổi quỷ' lao về phía Trái Đất, bùng nổ và mọc sừng

"Sao chổi quỷ" 12P/Pons-Brooks vừa bùng nổ lần thứ 3 trong vòng 5 tháng, khiến hình dạng nó trông như mặt một con quỷ có sừng rực sáng.

Quách Tĩnh và Kiều Phong ai mạnh nhất: Hành động của Hoàng Dung tiết lộ đáp án bất ngờ / Phát hiện dấu tích cỗ xe cừu 2.000 năm tuổi gần 'đội quân đất nung' của hoàng đế Tần Thủy Hoàng

Vụ bùng nổ cách Halloween không xa và hình dạng quái dị khiến các nhà khoa học đặt biệt danh cho 12P/Pons-Brooks là "sao chổi quỷ".

Nó là một sao chổi có chu kỳ 71 năm, đang trên đường lao tới điểm gần Mặt Trời sau hàng thập kỷ vắng bóng.

“Sao chổi quỷ” lao về phía Trái Đất, bùng nổ và mọc sừng - Ảnh 1.

"Sao chổi quỷ" 2P/Pons-Brooks sau khi bùng nổ - Ảnh: Eliot Herman

Hành trình này sẽ đưa nó lướt ngang qua Trái Đất với cú tiếp cận gần nhất với Mặt Trời xảy ra vào ngày 21/4/2024, cú tiếp cận gần nhất với Trái Đất xảy ra ngày 2/6/2024.

Với tính chất "có một không hai", sao chổi này đã liên tiếp bùng nổ vào giữa tháng 7 và đầu tháng 10.

Nó là một sao chổi dạng "núi lửa băng", nhân gồm một lớp vỏ cứng, băng giá chứa đầy băng, khí, bụi. Quanh nhân là một đám mây mờ gọi là coma (đầu sao chổi), vốn tạo nên từ vật liệu rò rỉ từ trong nhân.

Khác biệt với các sao chổi loại khác, các sao chổi "núi lửa" sẽ bị nóng phần nhân khi đến gần Mặt Trời, gây ra áp suất tích tụ.

Khi áp suất đủ mạnh, lớp vỏ của nhân này nứt ra và phun ruột băng giá của nó đi khắp nơi, khiến nó sáng rực rỡ lên vì quầng coma gia tăng đột ngột phản chiếu nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn về phía Trái Đất.

 

12P/Pons-Brooks phun trào cực kỳ dữ dội, trong đó vụ phun trào ngày 20/7 đã được xem xét chi tiết. Đó là vụ bùng nổ đầu tiên của "sao chổi quỷ" này sau 69 năm yên tĩnh, đã khiến quầng coma mở rộng hơn 7.000 lần so với hạt nhân.

Vụ bùng nổ thứ hai lớn hơn nhưng chưa được tính toán chi tiết. Cả hai vụ đều khiến sao chổi này mọc sừng sau khi vầng sáng này dịu đi bớt.

Theo nhà thiên văn Richard Miles từ Hiệp hội Thiên văn Anh (BAA), hình dạng "mặt quỷ" của quầng coma có thể do chính hạt nhân của sao chổi, khiến khí thoát ra mạnh hơn ở vài điểm, tạo nên hai chiếc sừng.

Theo nhà thiên văn nghiệp dư Eliot Herman - người đã quan sát cả 2 vụ bùng nổ, vụ bùng nổ thứ hai khiến sao chổi quỷ sáng gấp 100 lần so với bình thường.

Trong khi đó, vụ bùng nổ thứ ba kéo dài từ ngày Halloween cho đến ngày hôm sau, kết quả là một quả cầu sáng hình quỷ có sừng tiến về Trái Đất suốt những ngày đầu tháng 11 như một trò nghịch ngợm nhân "lễ hội ma quỷ".

 

- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm