Khám phá

“Sát thủ son môi” ám ảnh nước Mỹ và lời nhắn "xin hãy bắt tôi" chấn động thế giới, hàng chục năm qua đi vẫn để lại bí ẩn khó giải đáp

Có người đã bị bắt và chịu tội hàng chục năm trời trong tù, tuy nhiên dường như "sát thủ son môi" thực sự vẫn chưa lộ diện.

Sau sự biến Huyền Vũ môn giết anh em ruột cướp ngôi, vua Đường Lý Thế Dân còn làm 1 việc mà lịch sử bấy giờ không dám ghi lại / Vị vua thác loạn nhất lịch sử đã để thứ gì trong "căn phòng sung sướng" của mình?

Những vụ án gây rùng mình

Mọi chuyện diễn ra tại North Side, Chicago hơn 70 năm về trước. Đó là câu chuyện về vụ bắt cóc, giết người và phân xác khủng khiếp với nạn nhân là cô bé 6 tuổi Suzanne Degnan. Ngày 7/1/1946, khi ở trong phòng ngủ của mình, Suzanne đã bị bắt cóc một cách bí ẩn.

Cha mẹ cô bé đã tìm thấy tờ giấy yêu cầu tiền chuộc bên ngoài cửa sổ phòng Suzanne: "Hãy chuẩn bị 20.000 USD và chờ theo lệnh. Đừng có mà đi báo cảnh sát hay FBI. Tiền mặt theo tờ 5 USD và 10 USD". Mặt sau tờ giấy có nói thêm: "Hãy đốt cái này vì sự an toàn của con các người".

“Sát thủ son môi” ám ánh nước Mỹ và lời nhắn xin hãy bắt tôi chấn động thế giới, hàng chục năm qua đi vẫn để lại bí ẩn khó giải đáp - Ảnh 1.

Cửa sổ phòng của bé Suzanne Degnan, nơi em bị bắt cóc

Cũng vào ngày cô bé được báo mất tích, đầu, thân và chân của em đã được tìm thấy ở khắp khu phố qua đường cống rãnh. Hơn một tháng sau, cánh tay của cô bé cũng được phát hiện. Vụ án khiến dư luận khắp nơi hoảng sợ, ám ảnh. Tang lễ của Suzanne Degnan sau đó được tổ chức tại Nhà thờ St. Gertrude vào ngày 11/1. Ước tính khoảng 1.300 người đã đến tham dự và cầu nguyện cho linh hồn của đứa trẻ tội nghiệp.

Trước khi Degnan bị sát hại, vào tháng 6/1945, Josephine Ross, 43 tuổi, được tìm thấy đã chết trong căn hộ của cô ở vùng ngoại ô. Tháng 12 cùng năm, Frances Brown, một phụ nữ ở Lakeview, cũng được tìm thấy đã chết trong nhà mình. Mặc dù không có vật gì giá trị trong nhà bị đánh cắp nhưng dấu vết của vụ giết người đã được để lại trên tường nhà cô. Dòng chữ được viết bằng son môi của chính nạn nhân như một lời đe dọa táo tợn khiến cảnh sát đau đầu: "Lạy Chúa, hãy bắt tôi trước khi tôi sát hại nhiều hơn nữa. Tôi không thể kiểm soát bản thân mình."

“Sát thủ son môi” ám ánh nước Mỹ và lời nhắn xin hãy bắt tôi chấn động thế giới, hàng chục năm qua đi vẫn để lại bí ẩn khó giải đáp - Ảnh 2.

Dòng chữ "xin hãy bắt tôi" của kẻ sát nhân sau khi lấy mạng người khiến thế giới ám ảnh

LeRoy Blommaert, một thành viên của Hiệp hội Lịch sử Edgewater kể lại rằng, mặc dù sống ở phía Tây của thành phố nhưng anh cảm nhận được rằng làn sóng sợ hãi đã bao trùm khắp Chicago sau hàng loạt vụ giết người máu lạnh. "Thật khó để tưởng tượng nỗi kinh hoàng mà vụ bắt cóc và giết người ấy đã để lại trong tâm trí trẻ em thời đó, chứ chưa kể đến cha mẹ chúng. Suzanne là một đứa trẻ còn rất nhỏ. Giết trẻ em luôn có gì đó dường như ác độc hơn những vụ án mạng mà nạn nhân là người lớn", ông nói.

"Sát thủ son môi" lần đầu lộ diện?

Kẻ sát nhân hàng loạt cuối cùng dường như đã lộ diện. Tháng 6/1946, cảnh sát đã bắt giữ William Heirens, một thanh niên 17 tuổi khi tên này đang lẻn vào bên trong một ngôi nhà ở Edgewater để ăn trộm. Hắn bị cảnh sát dồn vào chân tường. Một sĩ quan Cảnh sát Chicago đã ném ba chậu hoa lên đầu Heirens để hắn không thể chạy thoát. Sau cú tấn công vào đầu, hắn bất tỉnh.

 

Ban đầu, Heirens được đưa đến Bệnh viện Edgewater để băng bó, sau đó chuyển về Bệnh viện Bridewell, gần nhà tù Quận Cook. Tại đây, hắn ta bị trói trên giường nhiều ngày. Theo báo cáo ghi chép, Heirens bị tiêm natri pentothal, từng được coi là "huyết thanh sự thật" vì nó làm suy yếu chức năng não của đối tượng. Hiện nay, chất này được sử dụng phổ biến hơn như một loại thuốc gây mê hoặc như một loại thuốc tiêm gây chết người.

“Sát thủ son môi” ám ánh nước Mỹ và lời nhắn xin hãy bắt tôi chấn động thế giới, hàng chục năm qua đi vẫn để lại bí ẩn khó giải đáp - Ảnh 3.

Heirens bị tiêm natri pentothal gây suy yếu chức năng não

Thuốc được tiêm vào người Heirens mà không có sự đồng ý của hắn ta. Kẻ này cũng bị thẩm vấn mà không có luật sư hoặc cha mẹ chứng giám. Theo hồ sơ của Heirens trên tạp chí Gentlemen's Quarterly, anh ta cũng bị chích thuốc tê tủy sống mà không cần thuốc gây mê. Vào ngày 12/7/1946, Heirens cuối cùng bị buộc tội tấn công với ý định giết người, cướp của cùng 23 tội danh trộm cắp và 3 tội danh giết người, theo GQ, và bị áp giải tới nhà tù quận Cook. Các luật sư của Heirens cùng Văn phòng Luật sư của Bang đã khuyến khích anh ta nhận tội, yêu cầu Heirens phải thú nhận cả ba vụ giết người để đổi lấy một bản án cuối cùng được đồng nhất.

Tuy nhiên, đến thời khắc nhận tội, Heirens thay vào đó đột nhiên phủ nhận tất cả, khẳng định mình không hề biết về những án mạng kia. Cuối cùng, hắn ta nói rằng đồng ý nhận tội để tránh án tử hình, tin rằng sau này bản thân có thể chứng minh sự vô tội của mình. Tuy nhiên, cuối cùng, Heirens bị tòa kết án là có tội.

“Sát thủ son môi” ám ánh nước Mỹ và lời nhắn xin hãy bắt tôi chấn động thế giới, hàng chục năm qua đi vẫn để lại bí ẩn khó giải đáp - Ảnh 4.

Heirens sau này thừa nhận mình nhận tội để tránh án tử hình

 

Nghi vấn đã có người phải chịu tội thay kẻ sát nhân thực sự

Trước khi Heirens qua đời vào ngày 5/3/2012 ở tuổi 83, nhiều bằng chứng được sử dụng để kết tội Heirens được chứng minh không đủ xác thực. Trong đơn yêu cầu khoan hồng năm 2002, Steven A. Drizin, một luật sư tại Trung tâm về Kết án Sai của Đại học Northwestern, lập luận rằng lời thú tội của Heirens không chỉ không khớp với các tình tiết cơ bản của vụ án mà bằng chứng vật chứng cũng thiếu. Cảnh sát đã tìm thấy một dấu vân tay tại căn hộ của Brown mà ban đầu họ cho rằng không phải của Heirens, nhưng đến thời điểm xét xử, họ đã làm chứng rằng đó là của anh ta.

Các chuyên gia viết tay cũng xác định chữ viết trên tờ giấy đòi tiền chuộc Degnan không khớp với chữ viết của Heirens. Dòng chữ bằng son môi khét tiếng cũng vậy. Heirens đã làm hai bài kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối. Vào thời điểm đó, các nhà điều tra đã kết luận rằng kết quả "không nói lên điều gì". Thậm chí, các nhà nghiên cứu sau này còn phát hiện ra rằng kết quả năm đó cho thấy anh ta nói thật.

“Sát thủ son môi” ám ánh nước Mỹ và lời nhắn xin hãy bắt tôi chấn động thế giới, hàng chục năm qua đi vẫn để lại bí ẩn khó giải đáp - Ảnh 5.

Steven A. Drizin cũng cho biết điều tra cho thấy, một người đàn ông khác tên là Richard Thomas, từng bị cảnh sát bác bỏ là nghi phạm mặc dù người này đã thú nhận về vụ bắt cóc và giết bé Degnan. Thomas là một y tá có kiến ​​thức y tế cần thiết để phân tách một cơ thể. Anh ta cũng có tiền sử lạm dụng tình dục con gái mình và từng bị kết tội bắt cóc tống tiền.

Drizin cho biết các chuyên gia của ông tin rằng chữ viết tay của Thomas trùng khớp hơn với tờ giấy đòi tiền chuộc được tìm thấy tại nhà Degnan. Bên cạnh đó, Thomas đã ở khu vực Chicago vào thời điểm xảy ra vụ án mạng, thậm chí đã từng thú nhận tội ác với cảnh sát sau khi anh ta đi lạc đến Phoenix. Tuy nhiên, thời điểm Heirens bị bắt, Thomas đã không còn nằm trong danh sách nghi phạm.

Một số cuốn sách từng viết về Heirens, người luôn tuyên bố mình vô tội. Hắn cùng là tù nhân Illinois đầu tiên nhận được bằng đại học khi ở trong tù. Nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, nhà báo và luật sư đã đưa ra bằng chứng về sự những uẩn khúc trong trường hợp của Heirens. Blommaert nói rằng ông tin Heirens "sẽ không bao giờ bị kết tội nếu như phiên tòa xảy ra vào hôm nay chứ không phải hàng chục năm trước đó". Nghi vấn còn được đặt ra với những gì đã xảy ra với ba người phụ nữ - sẽ ra sao nếu những vụ giết người này không có liên quan gì đến nhau.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm