Sau sự biến Huyền Vũ môn giết anh em ruột cướp ngôi, vua Đường Lý Thế Dân còn làm 1 việc mà lịch sử bấy giờ không dám ghi lại
Sức mạnh của thiên nhiên đáng sợ đến mức nào? Cùng nhìn những bức ảnh chân thực ghi lại các thảm họa kinh hoàng trong lịch sử / Xem lại bức tranh "gia đình dang dở" trong đại dịch kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại
Thắng làm vua, thua làm giặc
Đường Thái Tông Lý Thế Dân là một trong mười vị Hoàng đế vĩ đại trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, là người mở ra thời kỳ "Trinh Quán chi trị", mang lại sự phồn vinh thịnh vượng cho triều Đường. Nhưng một vị Hoàng đế tài giỏi như vậy lại không phải lên ngôi do được truyền ngôi.
Lý Thế Dân là Hoàng đế nhà Đường đầu tiên lên ngôi theo chế độ thiện nhượng, ông dùng vũ lực phát động chính biến Huyền Vũ môn, giết anh trai mình là Lý Kiến Thành, sau đó đăng cơ xưng đế, lịch sử gọi đó là sự kiện "Sự biến Huyền Vũ môn".
Lý Thế Dân là con trai thứ hai của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Thời niên thiếu, ông đã cùng Lý Uyên chinh chiến tứ phương, tấn công nhà Tùy. Nhà Tùy vì không địch lại được quân đội của cha con Lý Uyên, bị dồn đến con đường suy vong. Lý Uyên sau đó lên ngôi thành lập nên nhà Đường.
Trong thời gian tấn công nhà Tùy, Lý Thế Dân đã bộc lộ tài năng quân sự hơn người của mình, lập được nhiều chiến công hiển hách. Lý Uyên cùng đã đồng ý với Lý Thế Dân, đợi đến khi Thái Nguyên khởi binh thành công, sẽ lập Lý Thế Dân làm Thái tử.
Nhưng rồi vua cha lại không tuân thủ lời hứa. Sau khi Lý Thế Dân thành công, Lý Uyên lại phong con trai cả Lý Kiến Thành làm Thái tử. Việc này đã khiến Lý Thế Dân vô cùng tức giận, nhưng Lý Thế Dân chọn cách tạm thời nhẫn nhịn. Trên triều đình, Lý Thế Dân tìm kiếm sự trợ giúp từ các đại thần, "lôi kéo bè phái", cùng nhau đối phó với Lý Kiến Thành.
Ảnh minh họa.
Sau khi thiên hạ ổn định, lòng dân phần nhiều đều hướng về Lý Thế Dân. Lòng dân không thuận đối với Lý Kiến Thành cũng không phải chuyện tốt, cho nên Lý Kiến Thành quyết định liên thủ với em trai là Lý Nguyên Cát để loại trừ Lý Thế Dân.
Sự do dự chần chừ của Lý Uyên lại càng khiến mâu thuẫn giữa hai anh em Lý Thế Dân và Lý Kiến Thành ngày một sâu sắc hơn.
Thế cục trên triều đình trở nên hỗn loạn, sóng ngầm dao động, các vị đại thần đều có phe riêng của mình, còn những vị đại thần vẫn giữ thế trung lập cũng khó tránh khỏi chiến hỏa giữa hai phe, xung đột trên triều ngày một gay gắt, giương cung bạt kiếm, rất nhanh chóng mâu thuẫn đã xung đột đến mức động gươm đao.
Năm Võ Đức thứ 9, Đột Quyết xâm phạm biên giới Đại Đường, Lý Nguyên Cát xuất chinh chống lại Đột Quyết. Việc này đã đẩy tranh chấp giữa Lý Thế Dân và Lý Kiến Thành đến bước ngoặt mới, đẩy lên giai đoạn kẻ thắng làm vua, thua làm giặc.
Bấy giờ, những tai mắt Lý Thế Dân sắp xếp bên cạnh Lý Kiến Thành đã mật báo với Lý Thế Dân rằng huynh trưởng muốn nhân cơ hội lần này để khống chế binh quyền của ông, đồng thời cũng chuẩn bị phục kích, giết ông ở hồ Côn Minh.
Sau khi biết được tin tức, Lý Thế Dân cho rằng không thể tiếp tục ngồi đợi, nên đã quyết định ra tay trước, đánh đòn phủ đầu.
Năm Vũ Đức thứ 9, nhân khi Lý Kiến Thành không đề phòng, Lý Thế Dân mai phục gần Huyền Vũ môn, dùng cung tên bắn chết Lý Kiến Thành, sau đó chặt đầu Lý Kiến Thành treo trên tường thành.
Tranh minh họa.
Binh sĩ của Lý Kiến Thành thấy chủ tướng đã chết, đại cục đã mất, nhanh chóng lựa chọn buông vũ khí đầu hàng, đến đây phần thắng đã thuộc về Lý Thế Dân.
Sau biến Huyền Vũ môn, Lý Uyên trao lại đại quyền chính trị, quân sự cho Lý Thế Dân. Ba hôm sau Lý Thế Dân được phong làm Thái tử, còn Lý Kiến Thành, Lý Nguyên Cát thì bị xóa tên khỏi gia phả.
Không lâu sau đó, Lý Uyên thoái vị, nhường ngôi cho Lý Thế Dân. Từ đây, ông thay đổi quốc hiệu thành Trinh Quán. Thời đại thịnh thế "Trinh Quán chi trị" cũng bắt đầu từ đó.
Sử sách cũng không giám ghi chép lại
Sau biến Huyền Vũ môn, vì phòng ngừa con cháu của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát nổi dậy báo thù, Lý Thế Dân đã xử tử cả 5 người con của Lý Kiến Thành, còn con cái của Lý Nguyên Cát cũng bị đày ra biên ải.
Không chỉ như thế, vì để vị trí Hoàng đế của mình được đường đường chính chính, Lý Thế Dân còn giết người diệt khẩu tất cả những ai từng tham dự hoặc biết đến sự kiện khi ấy.
Thủ đoạn tàn ác, giết người không ghê tay khiến chúng ta chẳng thể nào có thể nghĩ đó là một vị minh quân lẫy lừng nhà Đường, nhưng tiếc thay tất cả đều là sự thật.
Sự kiện này không hề được ghi chép lại trong sách sử nhà Đường. Nguyên nhân thứ nhất là bởi vì Lý Thế Dân đã lên ngôi Hoàng đế, cho nên sử sách cũng chỉ lưu lại nhưng công lao vĩ đại của Hoàng đế.
Hơn thế, bởi vì xã hội phong kiến là nơi coi trọng gia đình, dòng tộc, cho nên chuyện Lý Thế Dân giết anh trai cướp đoạt ngôi báu chắc chắc sẽ chịu sự chỉ trích của mọi người. Chính vì thế, trong thời gian Lý Thế Dân còn trị vì, không một vị sử quan nào dám ghi chép sự thật trong chuyện này.
Tranh chân dung vua Đường Lý Thế Dân.
Phải đến sau này, khi nhà Đường sụp đổ, sự thật về biến Huyền Vũ môn mới được ghi chép vào sử sách.
Nguyên nhân thứ hai là vì Lý Thế Dân có thủ đoạn cao minh, ông để sử quan viết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát trở thành những con người tầm thường, mặt khác ca ngợi tài năng đế vương nổi trội của bản thân, khiến dân chúng đều tin tưởng việc Lý Thế Dân trở thành Hoàng đế là điều hiển nhiên.
Song, bạo lực chỉ có thể trị ngọn không thể trị tận gốc, muốn mọi người có thể hoàn toàn khâm phục bạn, tiếp nhận, bạn phải cho họ thấy tài năng và năng lực thực sự của bản thân, để họ tin phục thừa nhận bạn từ tận đáy lòng.
Sau khi Lý Thế Dân lên ngôi, ông đã dùng sự cần chính, yêu dân của mình để chứng minh việc mình trở thành Hoàng đế không có gì đáng hổ thẹn. Nhân dân được an cư lạc nghiệp, quan lại thanh liêm, dưới sự trị vì của Lý Thế Dân, triều Đường ngày một phát triển đi lên.
Lời kết
Từ xưa đến nay, thắng làm vua thua làm giặc, chuyện thị phi, công tội đều do người khác đánh giá.
Hãy thử nghĩ, nếu khi đó Lý Kiến Thành trở thành Hoàng đế, vậy liệu thời đại thịnh thế nhà Đường có đến nhanh như vậy không?
Khi nhà Đường vừa mới được thành lập, đất nước vẫn chưa ổn định, lòng dân chưa yên. Chính nhờ những trận chinh chiến lâu dài đã giúp Lý Thế Dân chứng kiến cảnh dân chúng lưu lạc vì chiến tranh, cảnh sinh linh lầm than, cho nên mới càng thêm hiểu rõ được dân chúng thực sự cần điều gì.
Sau khi lên ngôi, Lý Thế Dân đã mạnh mẽ tiến hành cải cách triều đình, phục hưng quốc gia, trải qua hơn 20 năm quân thần cùng nhau cố gắng, xã hội được ổn định, kinh tế được phục hồi, dân số ngày một tăng lên, ông được ngợi ca là "Thiên Khả Hãn" Đường Thái Tông Lý Thế Dân.
Nếu xét chung lại, Lý Thế Dân công cao hơn tội, nhờ có thời "Trinh Quán chi trị" của ông đã lập nên nền móng cho sự thịnh vượng, phồn vinh kéo dài hơn trăm năm của nhà Đường.
Hậu thế sau này cũng có rất nhiều tác phẩm thơ văn ca ngợi tài năng, công đức của ông, sự biến Huyền Vũ môn chính là bước ngoặt trong cuộc đời Lý Thế Dân, đồng thời cũng là bước ngoặt của lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm