'Sốc' với lý do Tôn Ngộ Không cất gậy Như Ý ở vành tai
Vì sao Tôn Ngộ Không luôn đội mũ lông vũ dài oai phong? / 4 người Tôn Ngộ Không sợ nhất trong Tây Du Ký, gồm những ai?
Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không là nhân vật nổi tiếng trong bộ phim Tây Du Ký của Trung Quốc.
Trong bộ phim này,nhân vật Tôn Ngộ Không được khắc họa có nhiều phép biến hóa, trong đó có chiếc gậy Như Ý.
Tôn Ngộ Không có thể khiến gậy Như Ý nhỏ bé như một cây kim. Khi cần dùng đến để đánh yêu ma quỷ quái, Tôn Ngộ Không sẽ làm phép khiến gậy Như Ý to ra. Như vậy, gậy Như Ý có thể to nhỏ tùy theo ý nghĩ của Tề Thiên Đại Thánh.
Gậy Như Ý nặng 13.000 kg bằng số lần hít thở của một người trong 1 ngày. Ấy vậy mà Tôn Ngộ Không có thể cầm nó và sử dụng như không.
Đặc biệt, Tôn Ngộ Không cất gậy Như Ý ở vành tai mà không bị rơi ra ngoài. Không nhiều người biết lý do vì sao Tề Thiên Đại Thánh lại cất nó ở vành tai mà không phải ở bất cứ chỗ nào khác trên người.
Theo một quan điểm, do gậy Như Ý nặng tới 13.000 kg nên khi thu nhỏ hay phóng to thì trọng lượng của nó không thay đổi. Vì vậy, vũ khí này không thể tùy ý đặt ở bất cứ vị trí nào khác trên cơ thể Tôn Ngộ Không ngoài vành tai.
Thêm nữa, việc để gậy Như Ý ở vành tai có ưu điểm lớn nhất là giúp cho Tôn Ngộ Không thuận tiện sử dụng bất cứ lúc nào.
Một cách giải thích khác là theo phong thủy. Cụ thể, cách đây ngàn năm, ngũ quan trên mặt người tương ứng với ngũ hành: mắt là mộc, lưỡi là hỏa, miệng là thổ, mũi là kim, tai là thủy.
Gậy Như Ý vốn là báu vật dưới long cung. Trong một lần đại náo long cung, Tôn Ngộ Không lấy cây gậy Như Ý từ tay Long vương.
Do vậy, thuận theo phong thủy, vũ khí dưới long cung phải cất ở nơi là thủy có nghĩa là cất gậy Như Ý ở vành tai mới thích hợp nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc