Khám phá

"Sốc" với thứ duy nhất "sống sót" trong thành phố bị núi lửa chôn vùi 2.000 năm

Bên dưới thành phố Pompeii điêu tàn là một “thế giới ngầm” đáng kinh ngạc – hệ thống thoát nước quy mô, vẫn “chạy tốt” sau 2.300 năm được xây dựng.

Lộ diện giữa công viên "quái vật" chỉ xương đùi đã to hơn con người / Mức thu nhập của các thái giám Trung Quốc xưa: Đọc thánh chỉ cũng có thể bỏ túi số tiền khổng lồ

Theo ông Massimo Osanna, Giám đốc khu vực bảo tồn Pompeii, các nhà khoa học dự định sẽ dọn dẹp và sử dụng đường cống này để thoát nước mưa cho thành phố cổ, bởi lẽ nó "trong tình trạng tuyệt vời".

Sốc với thứ duy nhất sống sót trong thành phố bị núi lửa chôn vùi 2.000 năm - Ảnh 1.

Đường cống thoát nước khó tin được xây dựng 300 năm trước Công Nguyên - Ảnh: Công viên khảo cổ Pomeii

Với tuổi đời 2.300 năm, kiến trúc ngầm dài gần 500 m gây kinh ngạc bởi trình độ kỹ thuật khó tin mà những người Pompeii trước Công Nguyên đã thể hiện. Lạ lùng hơn, sau thảm họa núi lửa Vesuvius phun trào năm 79 sau Công Nguyên, toàn bộ thành phố đã bị chôn vùi, hầu hết người dân tử nạn, chỉ riêng đường cống ngầm này vẫn "sống sót". Nó có lẽ là thứ duy nhất chưa bị điêu tàn tại Pompeii.

Sốc với thứ duy nhất sống sót trong thành phố bị núi lửa chôn vùi 2.000 năm - Ảnh 2.

Bản đồ "thê giới ngầm" (đường kẻ màu xanh) - Ảnh: Công viên khảo cổ Pomeii

Các nhà khoa học cho biết đây là một hệ thống phức tạp có nhiệm vụ dẫn mưa và nước lũ từ trung tâm thành phố xuống biển, giữ cho khu đô thị phồn hoa này khỏi cảnh ngập lụt. Hệ thống kéo từ một địa điểm mang tên Pompeii Forum, nơi nhiều người tụ tập, đến Via Marina, kết thúc ở khu Biệt thự Hoàng Gia.

Nghiên cứu cũng cho thấy nó được xây dựng bởi người Samnites.

Sốc với thứ duy nhất sống sót trong thành phố bị núi lửa chôn vùi 2.000 năm - Ảnh 3.

Đó là một cấu trúc phức tạp được xây dựng bằng kỹ thuật cao, vẫn nguyên vẹn bên dưới thành phố bị tàn phá - Ảnh: Công viên khảo cổ Pomeii

 

Các lối vào cống hiện đang bị chặn, nhưng do các nhà khảo cổ trong khu vực thường xuyên gặp rắc rối với lũ lụt, nên họ quyết định sử dụng nó một lần nữa, sau 2.000 năm. "Thực tế việc chúng ta có thể làm điều này minh chứng cho các kỹ thuật xuất sắc vào thời điểm đó" – ông Osanna nhấn mạnh.

Pompeii là một thành phố cổ La Mã, thuộc địa phận nước Ý ngày nay, một địa danh nổi tiếng với những thi hài người bị "hóa đá" trong cơn bão tro bụi, với đủ mọi tư thế sinh hoạt hay quỵ ngã. Hiện thành phố đã trở thành một "công viên khảo cổ học".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm