"Soi" chiêu thức phòng thân độc lạ không ngờ từ động vật
Để đảm bảo khả năng sinh tồn của bản thân, nhiều loài vật có chiêu thức phòng thân độc lạ, khiến các nhà khoa học không khỏi tò mò khi khám phá và bị hút vào.
Ảnh động vật: Cá heo yêu nồng nhiệt, cá vàng phố Hà Nội... / Phát hiện loài nhện đầu chó kỳ dị
Có rất nhiều loài sinh ra có khả năng bay, nhưng đây không phải là đặc tính của loài cá. Cá bay là loài duy nhất trong họ cá có khả năng nhảy lên cao khỏi mặt nước, bay và trượt một quãng dài. Có chế này giúp nó có thể thoát được sự truy lùng của các loài ăn thịt khác.
Cá mút đá myxin là một loài cổ đại, đã tồn tại 300 năm. Nó là loài động vật duy nhất không có xương sọ và đốt sống. Khi bị tấn công, nó thải ra một loại chất nhầy nhụa và đáng ghê tởm. Khi vào nước, loại chất này có thể lan rộng. Khi kẻ thù đang cố tìm cách thoát khỏi đống hỗn loạn này, nó có thể thoát thân.
Ong khoai tây lại có cách tự vệ khác lạ. Ấu trùng của chúng tự giấu mình trong đống phân- một chất độc và có mùi khó chịu với kẻ thù của ong.
Khi phát hiện ra mối nguy hiểm, cua đấm bốc sẽ quơ lấy một ít cỏ chân ngỗng-một loài rất độc với các loài sinh vật biển khác, quấn vào càng và giơ ra trước mặt kẻ thù.
Chim sả rừng Á-Âu con cũng khá giống với ấu trùng của ong khoai tây, tự bọc mình trong một chất dịch do cơ thể thải ra để tránh làm mồi cho những động vật đói ăn khác. Đây cũng là loài duy nhất sử dụng chất thải cơ thể làm phương tiện liên lạc. (chim bố mẹ sau khi ngửi thấy mùi chất thải của con sẽ quay về để bảo vệ chúng).
Một trong những loài có cơ chế tự vệ bằng việc hóa trang kinh điển nhất là loài dưa chuột biển. Khi bị tấn công, nó sẽ phóng ruột và các bộ phận khác khỏi hậu môn, hướng về kẻ thù. Ở một vài loài thuộc họ này, ruột của chúng có chứa chất độc. Khi một phần cơ thể bị mất, nó mất khoảng 6 tuần để tái tạo lại.
Mực Japetella được tìm thấy ở vùng biển có độ sâu 600-1000 m. Do kẻ thù của chúng thường sử dụng bóng nước hoặc sử dụng sự phát quang sinh học để tìm kiếm nên loài này đã “tự động” chuyển cơ thể thành màu trong suốt, trừ mắt và ruột, cho phép ánh sáng xuyên quan cơ thể, giảm bớt khả năng bị kẻ thù phát hiện ra.
Khi bị tấn công, loài kền kền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nôn hết những gì nó có trong ruột để đuổi kẻ thù đi.
Loài sa giông Siberi lại có một cách khá kỳ lạ để tự vệ: khi bị dồn vào tình thế nguy hiểm, chúng có thể dồn xương sườn sang một bên cơ thể, để dùng như một loại vũ khí chống lại kẻ thù. Tuy da bị rách, nhưng hiện tượng này không làm nó bị đau.
Những chú kiến nổ Malaysia đã hi sinh thân mình bằng cách tự nổ tung để bảo vệ lãnh thổ. Những chất dịch trong cơ thể kiến có thể khiến kẻ thù bị dị ứng và ăn mòn dần.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Cột tin quảng cáo