"Soi" loài cầy gấm đẹp, quý hiếm của Việt Nam
Loài cầy gấm là loài thú quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Cầy gấm không những có giá trị nghiên cứu khoa học mà còn góp phần điều hoà số lượng cá thể quần thể các loài động vật khác trong môi trường tự nhiên.
"Càng nhìn càng yêu" tình mẫu tử ấm áp các loài động vật / Những loài động vật kỳ dị nhất hành tinh gây sốc
Loài cầy gấm có tên khoa học là Prionodon pardicolor. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cầy sao hay cầy báo. Ảnh: kiemlamangiang.

Cầy gấm cơ thể mảnh mai, đầu nhọn và tứ chi nhỏ, bộ lông màu vàng trắng, có nhiều đốm nâu đen từ cổ đến gốc đuôi và đùi; bốn sọc dọc từ cổ đến bả vai. Ảnh: vietnamnet.

Cầy gấm đực và cái đều có tuyến xạ. Đặc biệt, loài cầy này chỉ có một chiếc răng ở hàm trên. Ảnh: petrotimes.

Cầy gấm sống và hoạt động chủ yếu ở rừng thứ sinh có nhiều dây leo cây bụi. Cầy gấm là loài hoạt động về đêm, leo trèo giỏi mà sống đơn độc. Ảnh: mytourcdn.

Thức ăn của cầy gấm gồm chuột, rắn, ếch nhái, chim nhỏ, côn trùng. Ảnh: pinimg.

Trên thế giới, cầy gấm phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Lào. Ảnh: vncreatures.

Tại Việt Nam, cầy gấm có ở Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh,….Ảnh: researchgate.
Theo Hà Nguyễn/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Pitbull và trận chiến đau đớn với nhím trong vũng bùn
CLIP: Kẻ đi săn trở thành kẻ bị săn, cầy mangut trả giá đắt khi chọn nhầm con mồi
CLIP: Cuộc chiến bảo vệ con, nhím bố mẹ dũng cảm đối đầu báo đốm
CLIP: Chú quạ tốt bụng giúp nhím băng qua đường theo cách không ai ngờ tới
CLIP: Màn đối đầu kịch liệt giữa rắn hổ mang với cầy mangut, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cá sấu ẩn nấp tài tình, đoạt mạng khỉ đầu chó trong nháy mắt
Cột tin quảng cáo