"Soi" loạt "quái thú" bí hiểm dưới đáy biển sâu
Những "quái thú" bí hiểm dưới đáy biển sâu nằm trong những nhóm sinh vật kỳ lạ và đa dạng nhất khiến cho giới nghiên cứu không thể thôi tò mò về thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương.
Cặp bonsai giá bạc tỷ có gì đặc biệt? / Bên trong hầm trú ẩn xa xỉ giá 20 triệu USD
Mọt biển Gribble. "Quái thú" dưới đáy biển này chuyên ăn các mảnh gỗ trôi nổi trên biển. Chúng cũng là mối đe dọa của các con tàu gỗ. Loài này đang được chú ý bởi enzyme nó sản sinh trong quá trình tiêu hóa thức ăn có tác dụng biến gỗ thành đường.

Cua đậu. Loài cua này sống ký sinh trong thân của trai, hầu, mực biển, và một số loài khác. Loài này cũng có thể ăn được.

Tôm “khung xương”. Chúng có hình dáng khá lạ với những chiếc chân hình móc câu, thân hình mỏng manh. Con cái của loài này cũng ăn thịt bạn tình ngay sau khi giao phối. Chính hoạt động của con người khiến loài này được chuyển sang một hệ sinh thái mới và chúng sinh sản rất nhanh.

Hàu nổi. Đây là loài hàu duy nhất có khả năng tạo ra một chiếc phao cho bản thân. Chúng thường quấn với nhau tạo thành những mảng hàu nổi, và trở thành nơi cư ngụ của nhiều loài hàu khác.

Remipedes trông khá giống một con rết đang bơi. Chúng có rất nhiều “răng nanh” chứa chất độc. Chúng sống ở dưới biển sâu, trong các hang và tầng ngậm nước.

Rận cá voi. Đây là loài chân đốt lớn nhất sống ký sinh trên cơ thể của các loài động vật có vú dưới biển. Chúng bám vào các vết nhăn, sẹo trên cơ thể cá voi và cá heo. Chúng chỉ ăn da chết và tảo trên cơ thể động vật chủ.

Tôm pistol. Loài tôm này nổi tiếng bởi vũ khí giết người của nó. Tôm có thể tạo ra những quả bong bóng có khả năng làm tê liệt và giết chết các loài cá nhỏ bởi tiếng nổ và áp suất.

“Sâu neo”. Đây là một động vật thuộc loài châm kiếm. Khi trưởng thành loài ký sinh này có thể mất hết các đặc điểm của loài giáp xác. Chúng có thể tấn công cá và các loài động vật không xương sống khác. Một vài loài sâu neo có thể hút máu.

Rệp Pram. Đây là loài săn mồi dưới biển sâu. Chúng có một chiếc đầu kỳ quái và lối sống “không giống ai”. Khi phải nuôi con, con cái thường biến thành một cái ống rỗng để cung cấp oxy cho con con.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Chó hoang 'cù nhầy' với báo hoa mai và phải trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Trăn khốn đốn dưới nanh vuốt đàn heo rừng hung dữ
CLIP: Nai mẹ dũng cảm đối đầu trăn khổng lồ để cứu con
CLIP: Sư tử cái bị bầy linh cẩu hợp sức đánh cho "tơi tả" khi liều lĩnh cướp mồi
CLIP: Cuộc chiến tranh mồi khốc liệt giữa hai con báo, linh cẩu bất ngờ trúng “lộc trời”

CLIP: Cá sấu Caiman tháo chạy thảm hại khi bị rái cá hợp lực “dạy dỗ”
Cột tin quảng cáo